Wednesday, December 17, 2008

9 Thủ Đoạn Xâm Lấn Của Trung Quốc

Thưa quí thính giả và độc giả của Radio Chân Trời Mới,

Chỉ vào một vài thời điểm rất hiếm hoi trong hơn nửa thế kỷ qua mà nhà cầm quyền CSVN thực sự tiết lộ những hành vi và ý định xâm lấn có tính qui mô, kế hoạch và liên tục của Bắc Kinh đối với lãnh thổ Việt Nam. Vào năm 1979, khi các xung đột lớn diễn ra giữa 2 nước, Lãnh đạo Đảng đã cho in 3 cuốn sách với tựa đề:

- Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam - Trung Quốc Trong 30 Năm Qua của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN.

- Phê Phán Chủ Nghĩa Bành Trướng và Bá Quyền Nước Lớn Của Giới Cầm Quyền Phản Động Bắc Kinh của Ủy Ban Khoa Học Xà Hội Việt Nam.

- Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc của Nhà xuất bản Sự Thật.

Dưới đây là nguyên văn chương 2 của cuốn "Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc", liệt kê 9 loại thủ đoạn mà Trung Quốc đã sử dụng để xâm chiếm đất nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua.


Chương 2

Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay

Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt Nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế. Họ đã dùng đủ loại thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa mà các chế độ phản động của Trung Quốc trước kia không dùng. Dưới đây là một số thủ đoạn chính:

1- Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất.

Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một giải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư. Những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.

Khu Vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một thí dụ điển hình cho kiểu lấn chiếm đó. Khu vực này được các văn bản và các bản đồ hoạch định và cắm mốc xác định rõ ràng là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người Trung Quốc sang quá canh ở Trình Tường đều đóng thuế cho nhà đương cục Việt Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên biến một vùng lãnh thổ Việt Nam dài 6 kí-lô-mét, sâu hơn 1300 kí-lô-mét thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực này, đơn phương sửa lại đường biên giới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam. Tiếp đó, họ đã gây ra rất nhiều vụ hành hung, bắt cóc công an vũ trang Việt Nam đi tuần tra theo đường biên giới lịch sử và họ phá hoại hoa màu của nhân dân địa phương. Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc (mốc 25, 26, 27) ở Lạng Sơn, Khẳm Khau (mốc 17-19) ở Cao Bằng, Tả Lũng, Làn Phù Phìn, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên, khu vực xã Nặm Chay (mốc 2-3) ở Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4 kí-lô-mét, sâu hơn 1 kí-lô-mét, diện tích hơn 300 héc-ta. Có thể nói đây là một kiểu chiếm đất một cách êm lặng.

2- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1955, tại khu vực Hữu nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng long tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt-Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300 mét so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho nghành đường sắt hai bên điều chỉnh lại đường nối ray cho phù hợp đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét. Cho đến nay, họ vẫn trắng trợn ngụy biện rằng khu vực hơn 300 mét đường sắt đó là đất Trung Quốc với lập luần rằng “không thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác”. Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam quan 100 mét trên đuờng quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột kí-lô-mét 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.

Như vậy, họ đã lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, dài 3100 kí-lô-mét và vào sâu đất Việt Nam 0,500 kí-lô-mét. Năm 1975, tại khu vực mốc 23 (xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), họ định diễn lại thủ đoạn tương tự khi hai bên phối hợp đặt đường ống dẫn dầu chạy qua biên giới: phía Việt Nam đề nghị đặt điểm nối ống dẫn dầu đúng đường biên giới, họ đã từ chối, do đó bỏ dở công trình này. Khi xây dựng các công trình cầu cống trên sông, suối biên giới, phía Trung Quốc cũng lợi dụng việc thiết kế kỹ thuật làm thay đổi dòng chảy của sông, suối về phía Việt Nam, để nhận đường biên giới có lợi cho phía Trung Quốc.

Cầu ngầm Hoành Mô thuộc tình Quảng Ninh được Trung Quốc giúp xây dựng vào năm 1968. Một thời gian dài sau khi cầu được xây dựng xong, hai bên vẫn tôn trọng đường biên giới ở giữa cầu ; vật liệu dự trữ để sửa chữa cầu sau này cũng được đặt ở mỗi bên với số lượng bằng nhau tính theo đường biên giới giữa cầu. Nhưng do Trung Quốc có sẵn ý đồ chỉ xây một cống nước chảy nằm sát bờ Việt Nam nên lưu lượng dòng chảy đã chuyển hẳn sang phía Việt Nam, từ đó phía Trung Quốc dịch đường biên giới trên cầu quá sang đất Việt Nam. Thủ đoạn như vậy cũng được thực hiện đối với cầu ngầm Pò Hèn (Quảng Ninh), đập Ái Cảnh (Cao Bằng), cầu Ba Nậm Cúm (Lai Châu)…

3- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.

Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.

Các thị trấn Ái Điểm (đối diện với Chi Ma, Lạng Sơn), Bình Mãng (đối diện Sóc Giang, Cao Bằng) vốn đã nằm sát các mốc giới 43 và 114, lại ngày càng được phía Trung Quốc mở rộng ra lấn sang đất Việt Nam từ hang chục đến hàng trăm mét với Công trình nhà cửa, trường học, khu phố… Bằng cách tổ chức lâm trường, trồng cây gây rừng, làm đường chắn lửa, đặt hệ thống điện cao thế, điện thoại lấn vào lãnh thổ Viêt Nam, Trng Quốc đã biến nhiều vùng đất khác của Việt Nam thành đất của Trung Quốc.

4- Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Ở một số địa phương, do địa hình phức tạp, điều kiện sinh hoạt của dân cư Trung Quốc gặp khó khăn, theo yêu cầu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã cho Trung Quốc mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mã… trên đất Việt Nam. Nhưng lợi dụng thiện chí đó của Việt Nam, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượn này là đất Trung Quốc. Khu vực Phia Un (mốc 94-95) thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là điển hình cho kiểu lấn chiếm này. Tại đây, mới đầu phía Trung Quốc mượn con đường mòn, rồi tự ý mở rộng mặt đường để ô-tô đi lại được vào khu vực mỏ của Trung Quốc, đặt đường dây điện, đưa dân đến ở ngày càng đông, lập làng bản mới. Dựa vào “thực tế” đó, từ 1956 họ không thừa nhận đường biên giới lịch sử chạy trên đỉnh núi Phía Un mà đòi biên giới chạy xa về phía nam con đường, sâu vào đất Việt Nam trên 500 mét. Lý lẽ của họ là nếu không phải đất của Trung Quốc sao họ lại có thể làm đường ô-tô, đặt đường điện thoại được… Nguyên nhân chủ yếu của việc lấn chiếm là vì khu vực Phía Un có mỏ măng-gan.

5- Xê dịch và xuyên tạc pháp lý các mốc quốc giới để sửa đổi đường biên giới.

Ngoài việc lợi dụng một số các mốc giới đã bị Trung Quốc xê dịch từ trước sai với nguyên trạng đường biên giới lịch sử để chiếm giữ trái phép đất Việt Nam, nay phía Trung Quốc cũng tự ý di chuyển mốc ở một số nơi, hoặc lén lút đập phá, thủ tiêu các mốc không có lợi cho họ như ở khu vực Chi Ma (Lạng Sơn), khu vực mốc 136 ở Cao Bằng… Đối với những trường hợp như vậy, họ đều khước từ đề nghị của phía Việt Nam về việc hai bên cùng điều tra và lập biên bản xác nhận. Ngay tại một số nơi mà vị trí mốc giới đặt đúng với đường biên giới đã rõ ràng chạy giữa hai mốc như khu cực Kùm Mu-Kim Ngân-Mẫu Sơn (mốc 41, 42, 43) ở Lạng Sơn dài trên 9 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2,5 ki-lô-mét, diện tích gần 1000 héc-ta, khu vục Nà Pảng – Kéo Trình (mốc 29, 30, 31) ở Cao Bằng, dài 6,450 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 1,300 ki-lô-mét, diện tích gần 200 héc-ta.

6- Làm đường biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Để chuẩn bị cho các cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, liên tiếp trong nhiều năm trước, phía Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch làm đường biên giới quy mô lớn nấp dưới danh nghĩa là để “cơ giới hóa nông nghiệp”. Đặc biệt là từ năm 1974 lại đây, họ đã mở ồ ạt những chiến dịch làm đường có nơi huy động một lúc 8,000 người vào công việc này. Trong khi làm các đường đó, họ phá di tích về đường biên giới, lịch sử, nhiều nơi họ đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam, chỉ tính từ tháng 10 năm 1976 đến năm 1977, bằng việc làm đường biên giới họ đã lấn vào đất Việt Nam tại hàng chục điểm, có điểm diện tích rộng trên 32 héc-ta, sâu vào đất Việt Nam trên 1 kí-lô-mét như khu vực giữa mốc 63-65 thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng hay khu vực giữa mốc 1-2 Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 kí-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2 kí-lô-mét.

7- Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.

Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác-Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.

8- Dùng lực lượng vũ trang uy hiếp và đóng chốt để chiếm đất.

Trên một số địa bàn quan trọng, phía Trung Quốc trắng trợn dùng lực lượng võ trang để cố đạt tới mục đích xâm lấn lãnh thổ. Tại khu vực Trà Mần-Suối Lũng (mốc 136-137) thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1953 Trung Quốc đã cho một số hộ dân Trung Quốc sang xâm cư ở cùng dân của Việt Nam, sau đó, họ tiếp tục đưa dân sang thêm hình thành ba xóm với 16 hộ, 100 nhân khẩu mà họ đặt tên Si Lũng theo tên một làng ở Trung Quốc gần đó. Tuy thế, cho đến năm 1957 phía Trung Quốc vẫn thừa nhận khu vực nầy là đất của Việt Nam. Từ năm 1957 trở đi, họ tiến hành việc dựng trường học, bắc dây truyền thanh đào hố khai thác than chì rồi ngang nhiên cắm cờ biểu thị chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Tháng 6 năm 1976, họ đã trắng trợn đưa lực lượng vũ trang đến đóng chốt để đàn áp quần chúng đấu tranh và ngăn cản việc tuần tra của Việt Nam vào khu vực này, chiếm hẳn một vùng đất của Việt Nam trên 3,2 kí-lô-mét, có mỏ than chì.

Ở khu vực giữa mốc 2-3 thuộc xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn cũng xảy ra tình hình như vậy. Năm 1967-1968, nhiều hộ người Mèo thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chạy sang định cư ở đây. Phía Việt Nam đã yêu cầu phiá Trung Quốc đưa số dân đó trở về Trung Quốc, nhưng họ đã làm ngơ, lại tiếp tục tăng số dân lên đến 36 hộ gồm 152 người, vào vùng nầy thu thuế, phát phiếu vải cho dân, đặt tên cho xóm dân Mèo này là “Sin Sài Thàng”, tên của một bản Trung Quốc ở bên kia biên giới cách khu vực này 3 ki-lô-mét. Mặc dù phía Việt Nam đã nhiều lần kháng nghị, họ vẫn không rút số dân đó đi, trái lại năm 1976 còn đưa lực lượng vũ trang vào đóng chốt chiếm giữ. Nay họ đã lập thêm đường dây điện thoại, loa phóng thanh, dựng trường học, tổ chức đội sản xuất, coi là lãnh thổ Trung Quốc.

9- Đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (3).

Quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) cách Đà Nẵng khoãng 120 hải lý về phía đông. Phía Việt Nam có đầy đủ tài liệu để chứng minh rằng quần đảo này, cũng như quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở phía nam, là lãnh thổ Việt Nam. Từ lâu, nhân dân Việt Nam đã phát hiện và khai thác quần đảo Hoàng Sa; nhà Nguyễn đã chính thức thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó. Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ nước Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, Pháp, nhân danh nước Việt Nam, đã lập trạm khí tượng mà các số liệu được cung cấp liên tục trong mấy chục năm cho Tổ Chức Khí tượng thế giới (OMM) dưới ký hiệu Hoàng Sa (Pattle). Việt Nam đã liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là rõ rang và không thể chối cãi được.

Nhưng sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, và nhân lúc nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền nam Việt Nam và ngụy quyền miền nam sắp sụp đổ, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã trắng trợn dùng lực lượng vũ trang chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Cách họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vẫn là cách họ đã dùng để lấn chiếm đất đai của các nước láng giềng, nhưng với một sự phản bội hèn hạ vì họ luôn luôn khoe khoang là “hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam anh em”. Đại để sự kiện diễn biến như sau:

- Ngày 26 tháng 12 năm 1973, Bộ ngoại giao Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông báo cho Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa biết ý định của mình sẽ tiến hành thăm dò dầu lửa trong vịnh Bắc Bộ và đề nghị hai nước tiến hành đàm phán để xác định chính thức biên giới giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ

- Ngày 11 tháng 1 nắm 1974, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Nam Sa (tức là Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ của Trung Quốc và không cho ai xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc.

- Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Trung Quốc trả lời phiá Việt Nam, đại ý nói: đồng ý đề nghị đàm phán về vịnh Bắc Bộ, nhưng không đồng ý cho nước thứ ba vào thăm dò, khai thác vịnh Bắc Bộ, thực tế là họ ngăn cản Việt Nam hợp tác với Nhật-bản, Pháp, Ý trong việc thăm dò, khai thác thềm lục địa Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ.

- Ngày 19 tháng 1 năm 1974, với một lực lượng lớn hải quân và không quân, Trung Quốc tiến hành đánh quân đội của chính quyền Sài Gòn đóng ở quần đảo Hoàng Sa và họ gọi cuộc hành quân xâm lược quần đảo này là “cuộc phản công tự vệ”.

Từ năm 1973 về trước, phía Trung Quốc đã lấn chiếm, gây khiêu khích ở nhiều nơi trên biên giới Việt-Trung. Từ khi họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, các sự kiện biên giới do họ gây ra, các vụ lấn chiếm đất đai Việt Nam ngày càng tăng:

Năm 1974: 179 vụ.

Năm 1975: 294 vụ.

Năm 1976: 812 vụ.

Năm 1977: 873 vụ.

Năm 1978: 2175 vụ.

http://www.radiochantroimoi.com/spi...


Wednesday, August 27, 2008

Vượt Tường Lửa

Radio Chân Trời Mới (ấn bản 2008-08-18)

Tài liệu này không đề cập đến lý thuyết và các vấn đề của tường lửa, mà chỉ trình bày các cách vượt tường lửa ngắn gọn. Vì vượt tường lửa của các xứ độc tài (mà Việt Nam là một) là một hình thức rượt đuổi – khi người ta tìm ra được một cách vượt tường lửa thì chế độ độc tài lại tìm cách khóa lại, rồi người ta lại tìm một cách khác …. – do đó tài liệu này chỉ hữu ích nếu nó làm giúp được người dùng biết cách vượt tường lửa hơn là cung cấp nơi vượt tường lửa.

1. Dùng phần mềm đặc biệt để vượt tường lửa:

Có một số phần mềm có thể dùng trong việc vượt tường lửa để xem các trang web bị ngăn chận.

Tor:
http://www.torproject.org/ Sau khi download về, cần phải định hình browser. Để tiện gọn hơn, dùng torpark là một gói phần mềm miễn phí sẵn sàng để sử dụng mà không cần cài đặt gì cả. Download xuống và dùng thôi. Bạn tìm phần mềm torpark trên net, dùng keyword “torpark”. Torpark đã ngừng lại ở ấn bản 1.5.0.7. Thay thế nó là xB Browser.
xB Browser:
http://xerobank.com/xB_Browser.php. Phần mềm này là hậu thân của torpark. Nếu sử dụng với tính cách cá nhân thì bạn có thể dùng xB Browser miễn phí. Download nó xuống, cài đặt và dùng xB Browser như bạn dùng IE hay FireFox để vượt tường lửa xem các trang web bị chận.
FreeGate:
http://www.dit-inc.us/freegate Phần mềm miễn phí do công ty Dynamic Internet Technology (DIT) thực hiện để giúp người sử dụng tại Trung Quốc vượt tường lửa. Chỉ cần download và chạy. Phần mềm sẽ tự động đi tìm các proxy servers, định hình trong IE browser. Bạn dùng IE sau đó để xem các trang web bị chận.
UltraSurf:
http://www.ultrareach.com/company/download.htm Vì các trang web của Pháp Luân Công bị chận bởi tường lửa Trung Quốc họ mới thành lập công ty UltraReach Internet Corp để thực hiện phần mềm UltraSurf miễn phí giúp cho người dân Trung Quốc vượt tường lửa. Tuy nhiên bất cứ ai ở các quốc gia độc tài cũng dùng phần mềm này được để vượt tường lửa của xứ họ.

2. Dùng proxy servers để vượt tường lửa:

Proxy servers là những server làm trung gian để lướt mạng và qua đó giúp vượt tường lửa. Proxy servers trong dạng địa chỉ IP và bạn phải vào trong browser IE, FireFox, v.v… để cài địa chỉ IP của proxy server đó vào. Sau đó bạn dùng browser để lướt mạng xem những trang web bị chặn trước đó.

a) Tìm danh sách các proxy servers: Có những trang như
www.proxy4free.com liệt kê các proxy servers miễn phí. Nếu bạn không vào được trang trên thì vào net tìm “free proxy servers”.

b) Cài địa chỉ IP của proxy servers vào browser: Địa chỉ IP của proxy servers trong dạng số a.b.c.d và có thể có số cổng (port number). Thí dụ: 63.149.98.48, port 80.

Internet Explorer: Vào Tools, Internet Options, Connections, LAN settings, rồi trong phần “Proxy server”, điền vào địa chỉ IP và số cổng.
FireFox: Vào Tools, Options, Advanced, Network, bấm vào nút Settings, chọn “Manual proxy configuration”, rồi trong hàng HTTP Proxy, điền vào địa chỉ IP và số cổng.

3. Dùng Anonymizer web / web proxy để vượt tường lửa:

Anonymizer là những dịch vụ giúp người dùng lướt mạng một cách kín đáo và giúp đi xuyên qua tường lửa. Dịch vụ anonymizer căn bản chỉ là những trang web proxy. Người ta vào các trang web đó, rồi đánh vào địa chỉ của trang web đã bị ngăn chận. Các trang web anonymizer sẽ làm công việc trung gian chuyển tải nội dung trang web bị chận xuống đến máy vi tính của người lướt mạng.

Quý bạn không cần phải download phần mềm nào cả, không cài đặt gì cả, không sửa đổi gì trong browser của mình cả, chỉ duy nhất đến trang web cung cấp dịch vụ anonymizer (một số miễn phí, một số khác tính tiền)

Những trang anonymizer phổ thông như:
www.anonymouse.org
www.hidemyass.com
www.shadowsurf.com
www.anonymizer.com
https://proxify.com/
www.proxyforall.com
www.proxeasy.com
Nếu những trang trên đã bị chế độ độc tài biết đến và chận lại thì bạn vào các trang tìm kiếm như google.com, yahoo.com, v.v… để đi tìm cách dịch vụ khác. Chữ (keyword) đi tìm là “anonymizer”.
_________

Để tài liệu này ngày một hữu ích và dễ dùng hơn cho thật nhiều người, chúng tôi ước mong được đón nhận các góp ý, phê bình, và hướng dẫn từ tất cả các bạn.
Xin gởi về địa chỉ lienlac@radiochantroimoi.com

Thursday, August 7, 2008

TâM THư GởI LãNH đạO Bộ CHíNH TRị ĐảNG CSVN

Là một công dân Việt Nam tôi xin được gởi đến quý vị những lời tâm huyết này của chúng tôi, đây cũng là tâm huyết của đa số nhân dân mà trong thời gian qua tôi đã từng tiếp xúc và trao đổi ý kiến. Chắc quý vị cũng biết rằng tiền nhân ta có câu: /“dân như nước, quan như thuyền, nếu thuyền thuận dòng nước thì nước sẽ cùng thuyền đi, nếu ngược dòng nước thì nước sẽ cuốn trôi cho thuyền ở lại”/. Thật vậy trong tình hình của đất nước hiện nay, khi mà quốc nạn tham nhũng, bè phái, tiêu cực, quan liêu, mua quan bán chức…v.v… đã và đang xảy ra hàng ngày trong các cơ quan của chính quyền trở thành những câu chuyện dài không có hồi kết, cộng thêm nạn lạm phát phi mã đã khiến cho đại bộ phận nhân dân, nhất là thành phần công nhân và nông dân lao động, phải gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất. Một sự thật hiển nhiên không thể nào né tránh là mọi cố gắng cùng các biện pháp nhằm khắc phục mọi hậu quả trên theo sự chỉ đạo của đảng (hay nói đúng hơn là của Bộ Chính trị) đã không có hiệu quả và cuộc sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng lún sâu vào nghèo khổ. Những con số khả quan cho nền kinh tế mà các báo đài đưa ra chỉ là những con số khống bởi vì đồng lương làm ra thì không đủ trang trải cho các nhu cầu tối cần trong cuộc sống: mọi sinh hoạt hàng ngày từ cái ăn cái mặc và chi tiêu đều phải tiết kiệm tối đa trong khi các mặt hàng nhu yếu phục vụ cho đời sống đều lên giá khi nhiều khi ít chớ không bao giờ đứng yên tại chổ. Tại sao những điều này xảy ra? Đương nhiên phải có nguyên nhân của nó, mà chắc chắn là do "nhân tai" chứ không thể là "thiên tai" được. Bằng tất cả lương tâm và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, đặt niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, chúng tôi xin trình bày thẳng thắn ra đây một số suy nghĩ, mong quý vị chịu khó lắng nghe. Việc đóng góp ý kiến này cũng phù hợp với điều 69 HP năm 1992 của nhà nước CHXHCNVN, cho nên không thể gán cho chúng tôi những cái tội vớ vẩn chiếu theo điều 88 hoặc điều 258….. của BLHS mà quý vị đã và đang áp dụng đối với những người tranh đấu ôn hoà trong thời gian qua.
Chắc quý vị cũng biết là trong thời đại văn minh ngày nay cùng với thông tin đa chiều từ các cơ quan truyền thông quốc tế và hệ thống Internet toàn cầu, tất cả những sự việc và tin tức mà đảng đã bịt kín không cho nhân dân biết, bây giờ nó đã được phơi bày ra ánh sáng ví dụ như: nhờ có phong trào học tập và noi gương theo đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng tôi mới tìm hiểu kỹ và biết được chủ tịch Hồ Chí Minh đã có vợ là bà Tăng tuyết Minh bên Trung quốc trong thời gian ông hoạt động bên đó. Chúng tôi cũng biết khi làm chủ tịch ĐCSVN kiêm luôn chủ tịch nước VNDCCH trong thời gian 1956-1957 ông đã chung sống như vợ chồng với cô gái Tầy 22 tuổi Nông Thị Xuân và sinh ra được một đứa con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung mà hiện nay vẫn còn sống ở ngay thủ đô Hà Nội.
Riêng cái chết mờ ám của bà Nông Thị Xuân đã được ông Nguyễn Minh Cần (hiện đang sống ở Nga) là cựu phó chủ tịch Ủy ban Hành chánh Hà Nội thời đó tiết lộ cùng với lá thư của một thương binh là người yêu của cô Vàng gởi chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ năm 1983 về cái chết của cô Vàng có liên quan với bà Xuân.
Ngoài ra chúng tôi cũng biết luôn tác giả của những cuốn sách nổi tiếng ca ngợi về những thành tích, cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh là Trần Dân Tiên và T-Lan là do chính ông viết và tự đặt tên tác giả. Một điều làm đau lòng tuổi trẻ chúng tôi nhất là vào tháng 12/2007 khi bọn bá quyền Trung quốc xác nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào huyện Tam Sa của chúng thì 14 con người trong Bộ Chính trị ĐCSVN được xem là "đỉnh cao trí tuệ" và các vị lãnh đạo cao cấp của chính quyền đã im hơi lặng tiếng.
Chưa hết, quý vị còn ra lệnh cho công an và quân đội đàn áp thô bạo, trù dập những thành phần sinh viên, trí thức và nhân dân đứng lên biểu tình chống Trung quốc xâm lược. Cũng qua vụ này chúng tôi mới biết được một chuyện động trời mà từ xưa qua các triều đại không có một ông vua nào dám làm, đó là công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/09/1958 đã công nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Trung quốc. Thật là oan uổng cho 64 chiến sĩ của Quân đội Nhân dân trên đảo Trường Sa đã chết trong cuộc hải chiến với Trung quốc năm 1988 mà đảng đã cố tình giấu kín. Ngoài ra, chúng tôi cũng còn biết thêm về cái chết oan uổng của hàng trăm ngàn người dân vô tội trong đợt cải cách ruộng đất vào những năm 1954-1956 ở miền Bắc, cũng như trên 5000 xác chết của người dân vô tội tại Huế được quân đội giải phóng của đảng giết trong tư thế bị còng trói rồi chôn trong các mồ chôn tập thể tại Khe Đá mài năm 1968. Sau tháng 4 năm 1975, thế hệ cha anh của chúng tôi đã được nghe quý vị ra rả tuyên truyền rằng “Tổng thống Thiệu đã mang 16 tấn vàng của quốc gia ra nước ngoài để làm của riêng”, nhưng thực tế là ông Thiệu không có mang đi mà mà số vàng đó đã được nhân viên kho bạc của chế độ VNCH giao lại cho Uỷ ban quân quản của chính quyền Cách mạng lâm thời khi đó (báo Tuổi Trẻ đã xác nhận như thế trong loạt bài “vàng đổi chủ[1]” được đăng trong tuần lễ từ ngày 25/4 đến 2/5 năm 2006). Và còn hằng hà sa số những chuyện đau buồn khác mà nhân dân phải cam chịu trong suốt thời gian qua dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, mà chúng tôi cũng không cần dài dòng kể ra đây. Những điều xảy ra chung quanh chúng tôi đã khiến chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi, mà lắm khi chính nó cũng là câu trả lời, chẳng hạn như: Hoàng Sa, Trường Sa và Ải Nam Quan bây giờ có còn là của đất nước Việt Nam không?”. Tại sao lịch sử thường ca ngợi những người can đảm chống quân xâm lược mà ngày nay công an lại đàn áp và kết tội những người biểu tình chống Trung quốc xâm lăng?. Tại sao Đảng thường hô hào thực thi quyền dân chủ mà lại bắt bỏ tù những người tranh đấu ôn hoà cho quyền dân chủ?, Tại sao trong lớp học thầy giáo dạy môn Toán phải qua dạy môn Kỷ thuật nhưng các thầy tốt nghiệp môn kỷ thuật thì lại thất nghiệp không có trường để dạy?, Tại sao lại có số đông người dân oan đi khiếu kiện?, Tại sao những người lính chết trong chiến tranh đánh “Mỹ-Nguỵ” thì hàng ngày được ca tụng như là anh hùng, còn những chiến sĩ chết trong chiến tranh biên giới với Trung quốc năm 1979 và ngoài hải đảo thì không được ca tụng?. Tại sao công an đàn áp các sinh viên biểu tình chống bọn bá quyền Trung quốc nhưng lại bảo vệ những người Trung quốc biểu tình ủng hộ quần đảo HS và TS là của Trung quốc ngay trên đất nước của mình?. Tại sao những người có bằng cấp chuyên tu và tại chức thì không thất nghiệp còn những người tốt nghiệp với bằng cấp chính quy đàng hoàng thì lại không có chổ làm đúng với khả năng?, Tại sao thầy giáo dạy môn lịch sử dạy rằng: Mỹ là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân ta, còn Trung quốc là anh em rất tốt của ta, nhưng hôm nay các nhà lãnh đạo của ta lại cầu viện Mỹ giúp đỡ, còn Trung quốc thì lại chiếm đất của ta lại còn xâm lấn đất đai lãnh hải của ta nữa?. Tại sao các nước theo thể chế đa nguyên tư bản lại giàu có hơn các nước theo chủ nghĩa CS?. Tại sao lúc trước đảng nói những người vượt biên là phản quốc, còn bây giờ đảng nói là yêu nước?. Tại sao mang tiếng quân đội và công an là của nhân dân nhưng lại phục vụ hết mình cho quyền lợi của đảng?. Tại sao trong tất cả các thành phần lãnh đạo của đất nước từ dưới lên trên đều phải là đảng viên?. Ttại sao người giàu bây giờ đa số là đảng viên, là cán bộ chính quyền và những người có thân nhân là Việt kiều?. Tại sao luật pháp cho quyền tự do ứng cử nhưng trên thực tế phải qua sự sàng lọc và chấp thuận của Mặt trận Tổ quốc của đảng?. Tại sao nhân dân phải bầu cử những người mà mình chưa lần biết mặt?. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khác nhau như thế nào mà trên báo chí và tivi lại chửi bới Hoà thượng Thích Quảng Độ quá nặng lời như thế?. Tại sao công nhân của ta đi lao động nước ngoài bị chủ bóc lột, bị đối xử tàn nhẫn phải nhờ cơ quan cứu người lao động của Việt kiều ở nước ngoài bênh vực, còn chính quyền VN của đảng thì im lặng?. Tại sao đất nước mình không có báo chí tư nhân như các nước khác?..v.v… Tại sao và tại sao??? Loanh quanh với những câu trả lời mà chung quy cũng chỉ tại vì độc đảng mà ra. Trọng tâm của bài viết này là muốn quý vị thấy rằng "hậu sinh khả úy" chứ không thể khả ố được. Tức là chúng tôi hiểu và biết và hiểu rất rõ nữa là khác, về những chuyện đang xảy ra chung quanh chúng tôi. Do đó, chúng tôi chỉ muốn quý vị thay đổi tư duy và phải thực thi quyền tự do ngôn luận và quyền dân chủ tối thiểu cho người dân trong một đất nước là thành viên của WTO, của ASEAN, của các công ước quốc tế về dân chủ, nhân quyền, của LHQ và cũng là đương kiêm chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an LHQ. Tất cả những gì mà chúng tôi trình bày cũng chỉ vì tương lai của đất nước và lợi ích chung của toàn dân. Chúng tôi rất tâm đắc vào lời phát biểu của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Mỹ: /“BấT đồNG CHíNH KIếN Là CHUYệN BìNH THườNG”/. Chúng tôi cũng không quên câu nói của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng trong kỳ trả trời trực tuyến: /“YêU NHấT, THíCH NHấT Là TRUNG THựC Và GHéT NHấT, GIậN NHấT Là GIả DốI”/. Chúng tôi cũng nhớ lời nói của cựu thủ tướng Võ văn Kiệt: /“đấT NướC VN Là CủA CHUNG, KHôNG PHảI CủA RIêNG ĐCSVN, Có HàNG TRăM CON đườNG YêU NướC KHáC NHAU”/. Tuy nhiên, chúng tôi rất tiếc khi trong nước những chuyện xảy ra hàng ngày đều trái ngược lại những lời tuyên bố đó. Nhìn lại các chặng đường lịch sử của đất nước kể từ khi ĐCSVN lãnh đạo, chúng tôi cũng không phủ nhận công lao của quý vị đối với đất nước, nhưng chúng tôi cần phải nêu ra những điều sau đây để rộng đường cho dư luận khách quan phán xét, đồng thời cũng để cho quý vị bình tâm suy xét lại những việc làm của mình để sau này quý vị nói riêng và ĐCSVN nói chung còn có tiếng nói trong lòng dân tộc:

1 Chắc quý vị cũng công nhận với chúng tôi rằng: Trước năm 1975 mặc dù bị chiến tranh tàn phá, nhưng cuộc sống và mọi quyền tự do của nhân dân miền Nam vẫn hơn nhân dân miền Bắc rất nhiều. Đặc biệt miền Nam lúc đó còn là một con rồng của Đông Nam Á, hơn hẳn Thái Lan, Nam Hàn, Indonesia và Malaysia. Còn bây giờ thì sao?

2. Hơn 3 triệu người VN bỏ nước ra đi với 2 bàn tay trắng, chấp nhận vai trò phản động mà quý vị đã từng gán ghép. Nhưng hôm nay những người Việt lưu vong “phản động” này đã có cuộc sống đầy đủ tự do, hạnh phúc đa số đều thành công và lại còn gởi tiền về cho thân nhân thoát nghèo cũng như đích thân về VN làm các công tác từ thiện. Các chùa chiền, nhà thờ trong nước nếu không có tiền của Việt kiều hải ngoại sống trong các nước đa đảng tiếp sức thì có được khang trang và hoành tráng như bây giờ không? Giả sử nếu số Việt kiều của chúng ta mà vượt biên qua các nước theo thể chế Cộng sản thì ngày nay họ có được như thế không?. Chúng tôi tin chắc rằng nếu quý vị đi đúng hướng với con đường tiến bộ của đa nguyên thì số người Việt thành tài ở hải ngoại sẽ trở về xây dựng quê hương, trong tương lai đất nước VN sẽ thực sự là con rồng của Châu á. Quý vị cũng không phải bỏ công sức ra để đi vận động hoặc xin viện trợ nơi xứ người. 3. Một sự thật hiển nhiên là khi quý vị cho con cái đi du học ở nước ngoài thì quý vị vẫn chọn các nước tư bản đa nguyên để cho con của mình học.

4. Chắc quý vị cũng công nhận rằng trên thế giới chỉ có làn sóng người dân bỏ nước từ chế độ Cộng sản qua các nước tư bản đa nguyên, chớ không có chuyện ngược lại.

5. Một điều không ai chối cải là các nước theo chủ nghĩa CS nếu muốn phát triển thì cũng phải nhờ vào sự giúp đỡ và cách thức làm ăn của các nước tư bản đa nguyên.

6. Tại các nước dân chủ đa nguyên thì chủ nghĩa Marx-Lenin chỉ là môn học để cho sinh viên nghiên cứu chớ không phải là bắt buộc như ở Việt Nam. Con người sinh ra thì bắt buộc phải lớn lên theo thời gian, sự tiến bộ cũng phải theo thời gian phát triển không ngừng. Nhưng nếu chúng ta không muốn mình lạc hậu thì luôn luôn phải có sự cạnh tranh để theo kịp nền văn minh của thế giới, do đó CNCS cố hủ đã không còn phù hợp với nhân loại nữa.
Vì vậy cho nên ở những nước mà trước đây là thiên đường của CNCS như Liên Sô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Ðức và cả khối đông âu đồng loạt phải thay đổi tư duy theo hướng đa nguyên, tức là phải cho người dân có mọi quyền tự do căn bản về ngôn luận, lập hội, biểu tình, ứng cử và bầu cử, quyền tham gia các đảng phái chính trị, quyền tự do tín ngưỡng và báo chí tư nhân. Dân chủ, nhân quyền phải được áp dụng cho tất cả mọi người và mọi quốc gia trên thế giới, không thể hiểu theo sự hạn hẹp là dân chủ, nhân quyền của quốc gia này khác với quốc gia khác.
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ và các Công ước Quốc tế về Quyền dân sự, chính trị đã được chính phủ quý vị công nhận ký kết là một bằng chứng. Nếu trong một nước mà sự điều hành của 3 cơ quan: Lập pháp (cơ quan làm ra luật đại diện cho mọi thành phần dân chúng trong xã hội) và cũng là những tiếng nói mạnh để bênh vực cho quyền lợi của nhân dân; Hành pháp (gồm nội các và các cơ quan của chính quyền) có nhiệm vụ thi hành đúng luật pháp; và Tư pháp (cơ quan toà án có nhiệm vụ xét xử bất cứ ai vi phạm pháp luật) đều hoạt động độc lập với nhau cộng thêm quyền tự do báo chí, thì tất cả sẽ là nền móng vững chắc để thực thi quyền dân chủ của toàn dân. Với quyền tự do ứng cử thì những người tài có tâm huyết mới có điều kiện thi thố khả năng của mình Với quyền tự do bầu cử thì nhân dân mới có đủ điều kiện để lựa chọn người tài phục vụ đất nước để đại diện cho mình, người được nhân dân tín nhiệm nếu muốn tồn tại thì bắt buộc phải làm tốt và càng làm tốt thì sự tín nhiệm của người dân càng lâu. Với quyền tự do báo chí thì người dân mới có diễn đàn để lên tiếng và quyền giám sát của nhân dân đối với các cơ quan chính quyền mới được thực thi đúng mức. Với quyền tự do thành lập các đảng phái, các hội đoàn thì người dân mới được tự do đi theo những đường hướng hợp với ý nguyện của mình. Dưới chính thể đa nguyên thì số người thời cơ vụ lợi, bất tài, tham nhũng bè phái, độc tài độc đoán sẽ không có đất để dung thân, mọi ý kiến của nhân dân mới được chính quyền tôn trọng và không dám xem thường. Dĩ nhiên thể chế đa nguyên không phải là tốt đẹp nhất, nhưng nó sẽ là thể chế giới hạn tối đa sự độc tài độc đoán, tham nhũng và bè phái của chính quyền mà đại đa số các nước trên thế giới đang theo và đang thành công. Nhiệm vụ của quân đội và công an, cảnh sát là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đất nước và hạnh phúc cho toàn dân chớ không phải bảo vệ cho đảng đang nắm chính quyền. Mọi việc trên đời này đều phải phát xuất từ nguyên nhân rồi mới đi đến kết quả, chẳng hạn như: quý vị có bao giờ nghĩ rằng những người mà quý vị cho là vượt biên phản quốc sau khi chiếm được miền Nam, ngày nay lại là những người yêu nước, là khúc ruột ngàn dậm của tổ quốc VN. Quý vị có bao giờ nghĩ rằng: đế quốc Mỹ kẻ thù không đội trời chung với quý vị, thì ngày nay chính quý vị lại nhờ họ ra tay giúp đỡ cũng như đưa con cái của quý vị đi qua đó để du học. Quý vị có bao giờ nghĩ rằng chính Trung quốc một đất nước mà quý vị thường tôn vinh là bạn tốt , là vĩ đại thì ngày nay lại là đất nước bá quyền xâm lăng chúng ta.
Quý vị có bao giờ nghĩ rằng CNCS lại hoàn toàn sụp đổ ở Liên Sô và cả khối Ðông Âu khiến cho giấc mộng thế giới đại đồng của ông tổ Marx-Lenin phải tan tành theo mây khói. Quý vị có bao giờ nghĩ rằng tất cả những bí mật mà quý vị cố tình giữ kín thì ngày nay lại được phơi bày ra ánh sang. Đó chẳng qua là nguyên nhân của đường lối sai lầm triền miên của đảng hay nói đúng hơn là của quý vị gây ra, và chúng tôi tin rằng rồi đây khi mà các chiến sĩ quân đội, công an những con người của nhân dân đang trung thành với đường lối lãnh đạo của quý vị sẽ nhìn ra được sự thật, lúc đó họ sẽ không còn nghe theo quý vị để đàn áp các thành phần đấu tranh cho lẽ phải và điều này chắc chắn sẽ xảy ra cũng như nó đã từng xảy ra ở Liên sô, Ba Lan, Tiệp Khắc,…
Khoa học ngày nay cũng đã chứng minh được con người có kiếp trước và kiếp sau xuyên qua những việc làm thiện và bất thiện. Cuộc sống của con người thì trùng trùng duyên khởi, những gì mà con người đang hưởng thụ ở hiện tại cũng là cái nhân duyên đã tạo ra ở quá khứ, tương tự như thế tất cả những việc làm thiện và bất thiện ở đời này cũng sẽ là nhân duyên cho đời sống của tương lai, công hầu danh lợi hoặc giàu sang tột đỉnh bất quá cũng chỉ hưởng được lúc còn sống mà thôi.

Hoà thượng Thích Huyền Quang khi còn sống Ngài có nói rằng: /“CHế độ NàO CũNG NóI MUôN NăM, NHưNG THử HỏI Từ XưA TớI GIờ Có CHế độ NàO đượC MUôN NăM đâU. PHậT GIáO KHôNG NóI MUôN NăM NHưNG đã TồN TạI TRêN đấT NướC VN HơN 2000 NăM RồI”/. Chúng tôi rất mong quý vị, những con người lãnh đạo tối cao của ĐCSVN cũng như của đất nước VN hãy vì tổ quốc vì nhân dân như quý vị thường tuyên bố, chấp nhận thay đổi tư duy để đi theo đa nguyên, đa đảng mà đa số các nước trên thế giới đang đi và đang thành công, đó cũng là ý muốn chung của toàn dân. Nếu không tin xin quý vị thử mạnh dạng mở ra cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý để cho toàn dân tự do chọn lựa. Chúng tôi luôn luôn mong muốn rằng sự thay đổi tư duy của quý vị sẽ mở ra trang sử mới vô cùng tươi sáng cho đất nước, và ĐCSVN sau này cũng sẽ là một trong những thành phần chính trị của đất nước cùng với toàn dân chung lo xây dựng quê hương trong tinh thần hoà giải và đoàn kết. Nếu được như thế thì đây là cái phúc rất lớn cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Mong thay!
Thân ái chào quý vị
Sài Gòn, ngày 3/08/2008
Hương Trà (Sinh viên Luật) cùng nhóm bạn trẻ
(Email: huongtra13@gmail.com[2]) /*

TB: Sau bài viết "Tuổi trẻ Việt Nam phải làm gì cho đất nước hôm nay?[3]", Hương Trà đã nhận được rất nhiều khích lệ của các bạn đọc trong và ngoài nước, và đương nhiên trong số đó cũng có những email có tính cách "thăm dò tung tích"./ /Do đó, để giữ an toàn, Hương Trà không thể email hồi âm tất cả được. Nhất định Hương Trà sẽ có dịp cám ơn tấm lòng yêu thương của quý ông bà, cô chú, anh chị và các bạn./Links:------[1] http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135236&ChannelID=89[2] mailto:huongtra13@gmail.com[3] http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6077&mode=&order=0&thold=0

Wednesday, July 23, 2008

Hà Nội Đang Muốn Vực Cái Nghị Quyết Chết Yểu 36 Sống Lại

a.. Ngô Văn

Nghị quyết 36-NQ/TƯ được bộ Chính trị đảng CSVN cho ra đời cách đây hơn 4 năm (23/6/2004) với mục đích gây phân hóa, tạo chia rẽ trong Cộng đồng người Việt hải ngoại hầu mong làm tản lực đấu tranh của người Việt tị nạn. Nói cho ngay, trong mấy năm trời cái nghị quyết này cũng có lôi kéo được một số người nhẹ dạ, cả tin chạy theo. Nhưng trên tổng thể thì nó chẳng tác hại gì được nhiều, bằng chứng là sức đấu tranh của Cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng mạnh trong việc vận động dư luận thế giới, các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế áp lực lên chính quyền Hà Nội bắt phải tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do phát biểu ý kiến..., ngoài ra còn tích cực xuống đường biểu tình phản đối mỗi khi lãnh đạo đảng CSVN đi ra nước ngoài ngửa tay xin viện trợ, kêu gọi đầu tư... Họ đi đến đâu là bị đồng bào hải ngoại bao vây đến đỏ để lật tẩy, không cho tiếp tục tuyên truyền láo khoét thêm nữa với dư luận thế giới.Hơn ai hết, những người lãnh đạo đảng CSVN biết rằng nghị quyết 36 đang bị người Việt hải ngoại vô hiệu hóa nên đang tìm cách vục nó dậy. Ngày 11 tháng 7 năm 2008, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt nước ngoài là ông Nguyễn Thanh Sơn họp báo nói rằng Ủy ban sẽ quyết tâm xóa tình trạng "vùng trắng, vùng trống" trong hoạt động kiều bào VN ở mọi vùng đất trên thế giới. Đây là một kế hoạch dài hơi, đòi hỏi sự bền bỉ và kiên trì. Trước mắt Ủy ban đã yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao (của chính quyền CS) Việt Nam ở các nước thu thập số liệu và tìm hiểu về cộng đồng người VN tại nước sở tại, để đưa ra chương trình cụ thể. Một số hoạt động sắp tới dành cho kiều bào như trại hè VN 2008 có thể có 84 thanh thiếu niên Việt kiều từ khắp các quốc gia trên thế giới tham dự, đưa đoàn kiều bào yêu nước về thăm quê hương nhân dịp “Quốc kháng” 2.9 (của VC), cầu truyền hình Tết Kỷ Sửu dành cho kiều bào. Ông Sơn còn cho biết thêm là hồi tháng 6 vừa rồi nhà nước đã ban hành chỉ thị 19/2008/CT-TTg nhằm tạo động lực mới và bước đột phá trong việc triển khai thực hiện chương trình hành động của nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, yêu cầu trọng tâm là các bộ, ban ngành và địa phương phải nhận thức, xác định công tác đối với Việt kiều là "trách nhiệm của mình", nhằm khắc phục khó khăn của tình trạng trên thông, dưới thoáng tồn tại lâu nay. Chỉ thị 19 CT-TTg còn yêu cầu phát huy tiềm năng trí thức và kinh tế của Việt kiều đóng góp vào sự phát triển đất nước. Thủ tướng CSVN đã yêu cầu các bộ, ban, ngành và địa phương, trước ngày 30/9/2008 tiến hành rà soát, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định mới đáp ứng nguyện vọng chính đáng nhằm phát huy tiềm năng trí thức và kinh tế của kiều bào, thành lập Hiệp hội doanh nhân kiều bào. Chỉ có thay đổi tư duy, công tác kiều bào mới có được những thay đổi. Trước đây, ông Sơn đã từng nói là nếu so sánh một cách hình tượng thì cộng dồng trí thức kiều bào như là một kho báu lộ thiên. Chúng ta không mất công tìm kiếm nữa mà phải làm sao tiếp cận.Còn theo ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng vụ Quan hệ kinh tế Khoa học và Công nghệ của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài thì không phải cơ quan nào, địa phương nào cũng có cơ quan chuyên trách về vấn đề này khiến cơ chế hoạt động đôi khi không hoàn thiện (sic!). Ngoài ra, nhiều khi các bộ, ngành và địa phương coi nhiệm vụ trên là trách nhiệm riêng của Uỷ ban Người Việt ở nước ngoài, khiến một số hoạt động, tâm tư, nguyện vọng của kiều bào khi về nước bị chậm lại. Điều quan trọng trong công tác kiều bào là tư duy. Chẳng hạn như bộ Kế hoạch-Đầu tư cần thông thoáng hơn trong quyết định cấp phép đầu tư cho các dự án của kiều bào.Về phía bộ Ngoại giao CSVN thì cho hay cuối tháng 6/2008, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ký một quyết định cho thêm 20 tỷ đồng vào quỹ Bảo hộ công dân và Pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài với hy vọng sẽ giúp cho Ủy ban về người Việt nước ngoài có thêm phương tiện hoạt động.Với chính sách độc tài đảng trị như hiện nay thì có bao nhiêu cái Nghị quyết cũng chẳng đánh lừa được ai, có vực cái Nghị quyết 36 đang chết yểu dậy cũng vô ích, nhưng mấy ông trong bộ Chính trị dảng CSVN vẫn muốn làm vì quá tức giận chuyện Cộng đồng người Việt hải ngoại biểu tình chống đối mỗi khi mấy ổng thò đầu ra nước ngoài.Người Việt hải ngoại trước sau gì cũng phải ra tay, thôi thì lần này ráng thêm chút nữa để cho cái Nghị quyết 36 này nó chết luôn cho rồi, thưa phải không quý độc giả.
Ngô Văn

Sunday, July 13, 2008

Le Nhap Bao Thap Duc De Tu Tang Thong THICH HUYEN QUANG tai Tu vien Nguyen Thieu

Kinh chuyen den quy vi nhung hinh anh Le Nhap Bao Thap Duc De Tu Tang Thong THICH HUYEN QUANG tai Tu vien Nguyen Thieu - Binh Dinh
moi vao => http://www.phatgiaodaichung.com/Sum2008/001Hinhanhnhapbaothap.htm

Kinh chuc quy vi duoc suc khoe & an vui!

Sunday, July 6, 2008


Số: 200813/VPIIVHĐ/VPTT/TTK/CT

THÔNG TƯ KHẨN
Về Lễ Tưởng Nguyện và Thọ Tang Đức Đệ Tứ Tăng Thống

Kính gởi: Chư Tôn đức Giáo phẩm, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ Phật tử lãnh đạo các cấp Giáo hội

Kính bạch chư Tôn đức Giáo phẩm,
Kính thưa quý Thiện tín Cư sỹ Phật tử,

Theo khẩn báo của Hội đồng Lưỡng viện và Môn đồ Pháp quyến từ trong nước, đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, (pháp danh Như An, tự Giải Hòa) sinh ngày 19 tháng 9 năm 1920 (Canh Thân), thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, sau gần một thế kỷ hoằng hóa độ sinh, đã an tường thị tịch lúc 01 giờ chiều ngày 05 tháng 7 năm 2008 nhằm ngày 03 tháng 6 năm Mậu Tý, trụ thế 89, pháp lạp 69.
Đức Đệ tứ Tăng thống thượng Huyền hạ Quang là vị lãnh đạo tối cao, bi trí lưỡng toàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, suốt đời tận hiến cho Đạo pháp, dân tộc và nhân loại, đã lèo lái con thuyền Giáo hội vượt qua bao nguy biến hiểm ách nhất trong lịch sử truyền bá chánh pháp. Ngài là bậc Cao tăng xuất trần thượng sỹ, học hải uyên thâm, đạo phong trác việt.
Sự viên tịch của đức Đệ tứ Tăng Thống giữa cơn pháp nạn nghiệt ngã hiện nay không chỉ là một mất mát lớn lao đối với GHPGVNTN mà còn là một tổn thất vô biên đối với toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu. Lễ Nhập Kim quan của Ngài sẽ cử hành lúc 8 giờ sáng ngày 06.7.2008 tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định. Lễ cung nghinh Kim quan nhập Bảo tháp lúc 07 giờ sáng ngày 11.7.2008 tại khuôn viên Tu viện Nguyên Thiều.
Để tưởng niệm công hạnh cao cả của một bậc Cao tăng thạc đức đương đại, bậc lãnh đạo tối cao của Giáo hội và biểu tỏ sự báo đáp thâm ân giáo dưỡng đối với đức cố Đệ tứ Tăng thống, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ sẽ long trọng tổ chức lễ Tưởng nguyện và Thọ tang đức Đệ tứ Tăng thống, lúc 02 giờ chiều Chủ nhật ngày 13 tháng 7 năm 2008 nhằm ngày 11 tháng 6 năm Mậu Tý tại Chùa Diệu Pháp, Trụ sở Trung ương của Giáo hội, 311 E. Mission Rd., San Gabriel, CA 91776; Tel: (626) 614 – 0566; ngoài ra, thay mặt Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Hội đồng Điều hành, chúng tôi yêu cầu các cấp Giáo hội hoan hỷ thực hiện những Phật sự sau:
Quang lâm tham dự Lễ Tưởng Nguyện và Thọ Tang đức cố Đệ tứ Tăng thống được tổ chức tại Chùa Diệu Pháp, trụ sở Trung ương của Giáo hội thật đông đủ theo đúng ngày giờ như trên.
Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện thiết lập hương án Giác Linh, luân phiên tụng niệm mỗi ngày, từ ngày nhập Kim quan đến ngày thỉnh Kim quan nhập Bảo tháp; đồng thời long trọng tổ chức lễ Tưởng nguyện và Thọ tang đức cố Đệ tứ Tăng thống thật trang nghiêm tại mỗi trú xứ. Nếu quý Tự viện nào chưa có hình của đức Đệ Tứ Tăng Thống, để thuận tiện và nhanh chóng, xin hoan hỷ vào Website Quê Mẹ để in.
Gởi điện thư Phân ưu về Tu Viện Nguyên Thiều hoặc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế nhờ chuyển để Phân ưu cùng Hội đồng Lưỡng viện và Môn đồ Pháp quyến.
Nỗ lực hành trì chánh pháp, tu tạo các công đức phước thiện, tích cực hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong sứ mạng xiển dương chánh pháp, phục vụ dân tộc và nhân loại để cúng dường lên Giác linh đức cố Đệ tứ Tăng thống.
Nghiêm túc thực hiện những Phật sự trên không những nói lên tinh thần trách nhiệm cao độ mà còn thể hiện đạo tâm hiếu kính của chúng ta đối với bậc Tôn sư bi trí khả kính.
Nay Thông tư,
Los Angeles ngày 05.7.2008
Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo,
kiêm Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành, GHPGVNTNHNHK



Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác

Nơi nhận:
- Như trên “để tri hành”
Bản sao kính gởi:
- Hội Đồng Lưỡng Viện “để kính thẩm tường”
- Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế “để phổ biến”
- Hồ sơ, lưu

Số: 200814/VPIIVHĐ/VPTT/TM/CT
THƯ MỜI
Tham Dự Lễ Tưởng Nguyện và Thọ Tang
Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang

Kính gởi: Chư Tôn đức Giáo phẩm, quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quý đoàn thể, cộng đồng, tổ chức, quý cơ quan truyền thông và đồng bào, Phật tử các giới
Kính thưa chư liệt vị,

Theo khẩn báo của Hội đồng Lưỡng viện và Môn đồ Pháp quyến từ trong nước, đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, sinh ngày 19 tháng 9 năm 1920 (Canh Thân), thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, sau gần một thế kỷ hoằng hóa độ sinh, đã an tường thị tịch lúc 01 giờ chiều ngày 05 tháng 7 năm 2008 nhằm ngày 03 tháng 6 năm Mậu Tý, trụ thế 89, pháp lạp 69.
Sự viên tịch của đức Đệ tứ Tăng thống giữa cơn pháp nạn nghiệt ngã hiện nay không chỉ là một mất mát lớn lao đối với GHPGVNTN mà còn là một tổn thất vô biên đối với toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu. Lễ Nhập Kim quan của Ngài sẽ cử hành lúc 8 giờ sáng ngày 06.7.2008 tại Tu viện Nguyên Thiều. Lễ cung nghinh Kim quan nhập Bảo tháp lúc 07 giờ sáng ngày 11.7.2008 tại khuôn viên Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, Việt Nam
Để tưởng niệm công hạnh sâu dày của một bậc Cao tăng thạc đức đương đại, bậc lãnh đạo tối cao của Giáo hội; đồng thời để biểu tỏ lòng tri ân sâu xa đối với đấng tôn sư đã tận hiến đời mình cho chánh pháp, dân tộc và nhân loại, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ sẽ long trọng tổ chức lễ Tưởng nguyện và Thọ tang đức Đệ tứ Tăng thống, đúng vào lúc 02 giờ chiều Chủ nhật, ngày 13 tháng 7 năm 2008 tại Chùa Diệu Pháp, Trụ sở Trung ương của Giáo hội, 311 E. Mission Rd., San Gabriel, CA 91776; Tel: (626) 614 – 0566; thay mặt Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Hội đồng Điều hành, chúng tôi thành tâm kính mời chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni, quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quý đoàn thể tổ chức, cộng đồng, quý cơ quan truyền thông và quý đồng bào, Phật tử hoan hỷ quang lâm đến Trụ sở Trung ương của Giáo Hội để tham dự Lễ Tưởng Nguyện và Thọ Tang đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang.
Sự có mặt quý báu của chư liệt vị sẽ không chỉ nói lên lòng tôn kính đối với bậc Cao tăng hữu công mà còn là một sự chia sẻ vô cùng lớn lao đối với Giáo hội.
Trân trọng,
Los Angeles ngày 05.7.2008
Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo,
kiêm Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành, GHPGVNTNHNHK


Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác

Saturday, June 28, 2008

Bie^?u Ti`nh NTD Tai Houston, Texas

Bie^?u Ti`nh NTD Tai Houston, Texas

De^m Bie^?u Du*o*ng tai HK 4

Houston Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng












Houston Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng

Ngày thứ Năm 26/6/2008, trên 1.000 người Việt Houston phối hợp cùng với các phái đoàn người Việt đến từ Washington DC, California, Louisiana, Dallas và Austin đã tiến hành cuộc biểu tình chận đón phái đoàn của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đang có mặt tại thành phố Houston, Texas.

8 giờ sáng, đồng hương Houston đã đông đảo tập họp trên đường Post Oak trước mặt khách sạn Hilton, là nơi ông Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn đang ăn ở. Sau khi có được tin chính xác là phái đoàn Nguyễn tấn Dũng sẽ có buổi tiếp xúc với các doanh gia Hoa Kỳ tại khách sạn The Galleria tọa lạc trên góc đường Westheimer và Post Oak lúc 11 giờ thì đồng hương kéo nhau tới đường Westheimer, chỉ giữ lại khoảng 100 người bám trụ khách sạn Hilton để theo dõi.

9 giờ sáng, trước mặt khách sạn The Galleria, đoạn đường Westheimer khoảng 500 mét ngập tràn người, rực rỡ rừng cờ vàng và biểu ngữ chống Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn. Đang là giờ cao điểm, xe cộ ùn tắc di chuyển chậm. Cư dân địa phương qua lại nhìn thấy khí thế hừng hực của cuộc biểu tình, họ đọc các biểu ngữ, hỏi thăm người biểu tình và nhấn còi xe đồng tình ủng hộ.Khoảng 100 cảnh sát Houston có mặt tại chỗ để giữ an ninh cuộc biểu tình. Trên 10 cảnh sát Houston cởi ngựa đóng chốt tại hai con đường chính dành cho xe cộ ra vào khách sạn The Galleria, một trên đường Westheimer và một trên đường Post Oak. Các lối đi dành cho khách bộ hành vào khu vực đậu xe của khách sạn đều bị cảnh sát và nhân viên an ninh khách sạn ngăn cấm. Nói chung lại thì những khu vực thuộc tài sản khách sạn The Galleria đã được bảo vệ an ninh tuyệt đối.Trong khi chờ đợi phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện, những người biểu tình đã từng chập giương cao biểu ngữ, giương cao cờ vàng, hô to các khẩu hiệu và hát nhạc đấu tranh. Có 2 nhóm ca hát nhạc đấu tranh tự phát tụ họp dọc theo chiều dài 500 mét của đoàn người biểu tình, đó là nhóm ca nghệ sĩ Houston và nhóm Hưng Ca có ca sĩ Nguyệt Ánh.

11 giờ trưa, một xe bus của khách sạn Hilton dừng trên đường Post Oak, ngay tại lối đi vào khách sạn The Galleria, khoảng 20 người của phái đoàn CSVN xuống xe, vừa đi vừa chạy vừa run như bị ma đuổi. Những người biểu tình nhìn thấy, hô lớn và ùn ùn đổ dồn về phía đưòng Post Oak, kéo tới lối vào khách sạn nhưng bị những cảnh sát cỡi ngựa chận lối.
12 giờ trưa, đoàn xe của Nguyễn Tấn Dũng được xe cảnh sát dẫn đường chạy vào khách sạn bằng lối đi trên đường Westheimer. Tại đậy những cảnh sát cỡi ngựa cũng đã sẵn sàng án ngữ không cho phép những người biểu tình tràn ra đường. Mọi người vung cao cờ vàng, các khẩu hiệu đả đảo, chống đối Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn được hô to vang động cả trời đất. Nguyễn Tấn Dũng phải một phen hú hồn.

12 giờ 30, xe chở Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn CSVN âm thầm rời khách sạn không ai hay bằng lối ra trên đường Post Oak, chỉ có tiếng ngựa của cảnh sát ho khan, khục khặc buồn bã tiễn chân.12 giờ 40 đoàn người biểu tình đang bịn rịn chia tay nhau thì trời đổ ào cơn mưa. Mưa lớn, mưa to, mưa hả lòng về một cuộc biểu tình cút bắt.

END

Wednesday, May 7, 2008

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Tu viện Nguyên Thiều – Tỉnh Bình Định
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- ---------
Phật lịch 2552 Số 02/VTT/TĐ/TT


THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2552
CỦA ĐỨC ĐỆ TỨ TĂNG THỐNGGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni,
cùng Đồng bào Phật tử thân mến,

Hôm nay hàng trăm triệu Phật giáo đồ trên thế giới đang hương hoa trầm đèn tỏ lòng hân hoan chào đón Đức Thích Ca ra đời. Cũng vậy, người Phật tử Việt Nam trong hay ngoài nước, đoàn tụ trước lễ đài vui mừng chào đón Khánh đản và rước Phật vào tâm trí. Hân hoan chào đón cùng phát tâm truyền đạt giáo lý cứu khổ trừ nguy của đức Thế tôn ra khắp mọi nơi và trên quê hương ; chí thành trải rộng con đường vạn lý của Bồ tát hạnh để trang nghiêm thế giới và hòa hợp chúng sinh.

Thưa quí Liệt vị,

Tám năm qua, Phật Đản không còn riêng cho Phật giáo đồ mà trở thành Ngày Tâm linh, Ngày Văn hóa cho toàn thể nhân loại, theo sự công nhận của gần hai trăm quốc gia thành viên LHQ. Sự tôn vinh Đức Phật nở rộ qua những thông điệp hằng năm của LHQ nói lên điều cao cả của Phật giáo :

“Thông điệp của Đức Phật là thông điệp về Hòa bình và Từ bi. Nhưng cũng là thông điệp của sự Tỉnh thức, tức quán chiếu bản thân và hành động của mình đồng thời quán chiếu thế giới. Đây là thông điệp cho những ai quan tâm đến hướng đi và vận mệnh của loài người (Thông điệp LHQ 2003). “Dù với nguồn gốc, chủng tộc, văn hóa hay tín ngưỡng nào, chúng ta nên nhớ là chúng ta có một quê hương chung, đó là hành tinh trơ trọi, nhỏ bé, là nơi chúng ta gắn bó và chung sống. Nên chúng ta hãy cùng nhau góp sức đem lại lợi ích chung trong cuộc sống hòa điệu và hòa bình giữa mọi sắc dân trên địa cầu” (Thông điệp LHQ 2005). “Hơn 2500 năm qua, bậc Đạo sư Đại giác Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục làm kim chỉ nam, mang lại ý nghĩa cho đời sống hàng triệu con người trên trái đất. Hàng năm tổ chức Đại lễ Phật Đản là cơ hội để những người con Phật xác quyết niềm tin vào giáo pháp của Ngài, đồng thời phát huy tinh thần Từ bi, Trí tuệ và Hòa bình mà Đức Phật đã truyền trao” (Thông điệp LHQ 2007).

Ba ngàn năm Phật giáo thế giới, hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, là lịch sử chưa bao giờ chấm dứt trong công cuộc giải thoát giác ngộ cho quần sanh, cứu khổ trừ nguy cho nhân dân và đất nước, thức tỉnh Phật tính trong lòng người và dìu dắt chúng sinh lên ngôi Phật. Phật giáo là sự đối diện chứ không quay lưng với xã hội, Phật giáo dấn thân vào nơi tham tàn, loạn tưởng của xã hội để tịnh độ hoá nhân gian.

Nhìn lại khối người 85 triệu mà chư Tôn đức Tăng Ni đang hoằng pháp lợi sinh, thì thấy kinh tế Việt Nam có chiều phát triển. Nhưng chênh lệch giàu nghèo ngày càng đào sâu thăm thẳm. Không chênh lệch giữa quốc dân, mà chênh lệch giữa giới quan lại và quần chúng, gây ra cảnh “nước giàu dân nghèo” mâu thuẫn với các khẩu hiệu Nhà nước đề cao.

Về đường tinh thần, mọi tự do cơ bản bị chà đạp, nên tôn giáo không phát triển, tệ nạn xã hội hoành hành và gia tăng. Việc giải thoát giác ngộ không thể xây dựng trên sự nghèo đói và thiếu tự do. Nay lại thêm chuyện lãnh thổ bị xâm lấn khiến lòng người ưu tư khắc khoải. Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đang trong cơn hấp hối, mà các nhà lãnh đạo đất nước làm ngơ. Không như thưở trước, dưới các triều Đinh, Lê, rồi Lý, Trần, Lê, từ vua quan, bậc Cao tăng và Phật tử cho đến toàn dân đều một lòng giữ nước. Vì giữ nước mới có đất nuôi dân. Vì giữ dân nên thăng hoa tinh thần và đạo lý làm nên văn hiến nước nhà.

Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ.

Là Trưởng tử của Như Lai, là con của Phật, chúng ta không làm gì khác hơn trong đời này, ngoài việc cứu độ chúng sinh và truyền thừa chánh pháp. Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèo. Bản hoài xuất thế của chư Phật là xuất hiện nơi trần thế để cứu độ muôn loài.

Cuối năm ngoái, Hội đồng Lưỡng Viện đã ra Tuyên Cáo kêu gọi hợp quần cứu nguy, và Giáo hội sẵn sàng tham gia hậu thuẫn mọi công trình bảo vệ non sông và nòi giống, lẽ phải và tự do. Ấy là biểu hiện ý nghĩa xuất thế đại sự vừa nói trên.

Công việc ngàn năm một thưở đã thành sự thật, là số lượng người Việt đang có mặt đông đảo và sinh sống trên khắp địa cầu. Kính xin chư Tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử hãy gieo rắc hạt giống Chánh pháp của nền Phật giáo dân tộc, đóng góp cho hòa bình thế giới nhằm ngăn chận các hành xử bất bao dung của những ý thức hệ bạo động và khủng bố. Xu thế toàn cầu của sự đối thoại và cộng tác ngày nay đang cần giáo lý từ bi và trí tuệ của đạo Phật để thăng tiến. Đồng bào Phật tử trên khắp năm châu càng rạng rỡ bao nhiêu thì càng chiếu rọi trở về nơi quê hương cho nước Việt sớm huy hoàng.

Nhân mùa Phật Đản năm nay, xin chư liệt vị hãy hóa thân vào nền văn minh của trí tuệ Bát Nhã, làm bản tâm cho bậc nhân đức cứu nguy đất nước và loài người. Chẳng ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử đang ngày đêm làm rối loạn thể chất thế nhân. Nhưng với người thực hành Bồ tát đạo, thì sinh, lão, bệnh, tử lại là phương tiện tỉnh giác tiến hành cho sự lợi ích và giác ngộ muôn loài. Bằng cách đó mà chúng ta cúng dường ngày Phật Đản sanh.

Tu viện Nguyên Thiều, Phật Đản năm Mậu Tý
Đệ tứ Tăng Thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(Ấn ký)
Tỳ kheo THÍCH HUYỀN QUANG



GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, P. 15, quận Phú Nhuận - TP Sài Gòn
------------ --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- --------- ---------
Phật lịch 2551 Số: 09/VHÐ/VT/VT


Thông Bạch Phật Đản PL 2552


Kính gửi:
Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, Viện Tăng thống, Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo.
Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni Hội Đồng Điều Hành Văn phòng II Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ và các Châu lục.
Ban Đại diện GHPGVNTN các miền, các tỉnh thành.
Các Huynh Trưởng Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử Việt Nam các miền, các tỉnh thành.
Phật tử các giới trong, ngoài nước.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Kính bạch chư tôn Hòa Thượng chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni.
Cùng Phật tử các giới,

Hôm nay là ngày trăng tròn tháng Vesakha Ấn độ, nhằm ngày rằm tháng tư Âm lịch, hằng trăm triệu người con Phật khắp năm châu bốn biển lại hân hoan đón mừng lễ kỷ niệm Đản Sanh lần thứ 2552 của đấng Cha lành muôn loại. Hoà mình trong niềm vui chung đó, hàng triệu người Việt Nam con Phật, từ thành thị đến nông thôn, núi cao rừng rậm, cũng đang nô nức dọn lòng đón nhận ngày vui muôn thuở, ngày đức Phật đản sanh.

Kính thưa chư liệt vị,

Đức Phật Thích Ca xuất hiện ở thế gian không phải vì mục đích ngự trị thế gian mà chính là để cứu giúp thế gian, đưa mọi loài chúng sanh ra khỏi ngôi nhà thế gian đang bừng cháy. Ngài dạy, ta vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời. Đại sự đó, chính là khai mở trí tuệ giác ngộ giải thoát cho hết thảy sinh loại ra khỏi vùng tham ái chấp thủ.

Thật vậy, từ thuở bình minh của lịch sử, Đức Phật đã mở ra một cuộc chuyển hóa con người toàn diện, cuộc chuyển hóa có ý nghĩa nhất trong lịch sử nhân loại. Vì những phương tiện để thực hiện cuộc chuyển hóa ấy không làm bằng xương máu, bom đạn, mánh khoé mưu mô lừa đảo của trần thế, nó vượt ra ngoài thời gian và không gian để trở thành một cuộc chuyển hóa vô tiền khoáng hậu.

Cuộc chuyển hóa của đức Phật như vậy, không mang ý nghĩa thường tình mà vượt lên trên ý nghĩa đó, vì trước tiên nó là một hành vi chuyển hóa tâm linh ở mỗi cá nhân con người, để từ đó con người tự mình vươn lên giác ngộ giải thoát.

Từ ý nghĩa đó, mùa Phật Đản năm nay, chúng tôi thay mặt Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo gửi đến chư liệt vị các Phật sự được thực hiện trong mùa Phật Đản PL 2552 (tùy theo hoàn cảnh và mức độ đàn áp của từng địa phương) như sau:

Thứ 1: Để lễ kỷ niệm Đản Sanh của đức Thế Tôn thêm nhiều ý nghĩa, đặc biệt năm nay, Tăng ni Phật tử chúng ta, hãy mở lòng đón nhận trọn vẹn ân đức của Phật tổ, của chư đại Bồ tát, liệt vị tổ sư tiền bối, chư vị hộ pháp thiện thần, anh linh các Thánh tử đạo... tâm thành đốt nén hương lòng kính dâng lên đức Từ phụ, qua đó bằng tâm hồn thanh thản trong sáng và ý thức trách nhiệm, chúng ta khắc sâu và dặn lòng về những lời giáo huấn di chúc của Ngài, để làm hành trang phụng đạo giúp đời.

Thứ 2: Các miền, các tỉnh thành. Ban Đại Diện GHPGVNTN nỗ lực thiết trí lễ đài hành lễ, hoặc trình bày một vài hoạt cảnh xưyên qua các giai đoạn lịch sử đức Phật, Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo, Thuyết pháp, Niết bàn; để tưởng niệm công hạnh hành hoá của đức Phật, để mọi giới Phật tử có dịp lễ bái, chiêm ngưỡng.

Thứ 3: Trong tuần lễ Phật Đản PL 2552, bằng tất cả ý thức, toàn thể Tăng ni Phật tử chúng ta trong và ngoài nước, hãy nỗ lực thực hiện Giới - Định - Tuệ có hiệu quả, để trang nghiêm tự thân; chấp hành giới luật để duy trì mạng mạch của Phật Pháp.

Tham gia các buổi lễ cầu nguyện cho GHPGVNTN sớm được phục hoạt; các lãnh đạo tối cao của Gíao hội, chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ trong Hội Đồng Lưỡng Viện, các Tăng sĩ, Cư sĩ Phật tử đang bị nhà nước quản chế hoặc bức hại sớm được trả lại quyền tự do đi lại và quyền tự do hành Đạo. Tổ chức thăm viếng chư Tôn đức Tăng ni và các Cư sĩ... vì tham gia sinh hoạt với GHPGVNTN mà gặp phải hoạn nạn, hoặc đang lâm bệnh. Tổng Vụ Từ Thiện Xã hội tổ chức các cuộc thăm hỏi và tặng quà Phật đản tại các cơ sở từ thiện xã hội trong thành phố tùy theo khả năng.

Sau hết, đối với ngày lễ Phật Đản Vesak năm 2008 của Liên Hiệp Quốc mà Nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội đăng cai tổ chức tại Hà Nội, chúng tôi nhận định rằng,

Đối với tổ chức Liên Hiệp Quốc, cách đây nhiều năm, đã công nhận Phật Đản là ngày nghỉ lễ của tổ chức lớn nhất thế giới nầy. Chúng ta thấy đây là niềm vui, thật sự là niềm vui chung của mọi người. Chúng ta vui, không phải vui vì tổ chức Phật giáo trở nên lớn hơn; mà chúng ta vui vì LHQ đại diện cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đều thấy rằng, đời sống đức Thích Ca là một tấm gương sáng; những giáo lý của Ngài là kho tài sản tâm linh vô cùng quý báu, là những chuẩn mực về một xã hội an lành hạnh phúc cho nhân loại, cần được ghi nhận và học tập.

Đối với nhà nước Cộng sản Việt Nam, bản chất của cộng sản là vô thần. Vô thần trong triết học, vô thần trong hành động. Tôn giáo là thuốc phiện, Tôn giáo là lưu manh, “ phải đào tận gốc, tróc tận ngọn”. Trên thực tế hơn 60 năm qua trên cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, Cộng sản Việt Nam có thương gì các tôn giáo đâu ? Có thương gì Phật giáo đâu ?! Lợi dụng được thì làm bàn đạp tiến thân và tồn tại; không lợi dụng được thì “đào”, “ tróc”. Đó là bản chất cố hữu của Cộng sản Việt Nam, xin đừng quên.

Hơn 30 năm qua, sau ngày cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, vi phạm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Cộng sản Việt Nam đã gây ra không biết bao nhiêu điêu linh thống khổ cho dân tộc. Cùng chung vận nạn với toàn dân, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng đã liên tục bị đàn áp, bức hiếp, hãm hại. Vậy mà nay Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại bày trò đăng cai tổ chức lễ Phật đản Vesak 2008, chúng tôi không tin sự kiện này phát xuất từ cõi lòng chân thật của Cộng sản đối với Đức Phật, đối với Phật giáo, mà xuất phát từ động cơ chính trị, lợi dụng Phật đản để sơn phết bộ mặt yếu kém về tự do, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của cộng sản Việt Nam trước đông đảo quan khách quốc tế đến tham dự Phật đản Vesak 2008 tại Hà nội.

Chúng ta chỉ cần đọc qua các tiết thứ về cách tổ chức, về nhân sự, về nội dung, thời gian, địa điểm, người đọc diễn văn khai mạc, bế mạc... cũng đủ thấy mưu toan của chính quyền Hà Nội muốn gì qua tổ chức lễ Phật Đản Vesak này.

Từ suy nghĩ này, GHPGVNTN, trong hoàn cảnh đang bị Cộng sản Việt Nam truy quét, bức tử, nên không tham dự, cũng không cử đại biểu tham dự; và tuyên cáo với nhà cầm quyền VN , đảng Cộng sản Việt Nam rằng, cái gì của Phật giáo hãy trả lại cho Phật giáo. Không cần biểu diễn (các ý kiến trên đây cũng để trả lời cho nhiều giới Phật tử, đã đặt với GHPGVNTN).

Kính thưa quý liệt vị,

Để tuần lễ kỷ niệm Phật Đản PL 2552 được thành tựu viên mãn, kính mong chư tôn Hoà thượing, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni và Phật tử các giới trong và ngoài nước thực hiện đầy đủ nội dung thông bạch này.

Trân trọng kính chúc chư tôn đức và toàn thể Phật tử một mùa Phật Đản PL 2552 an vui dưới ánh hào quang chư Phật.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Thanh Minh Thiền Viện, ngày 18 tháng 4 năm 2008
Viện trưởng Viện Hoá Đạo
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
(Ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ


Nơi nhân:
Như trên
HĐ Giáo Phẩm VTT. “để đệ trình”.
BCĐ Viện Hoá Đạo.
HĐ ĐH VP II VHĐ GHPGVNTN HN tại Hoa Kỳ và các châu lục.
BĐD, các miền, tỉnh thành “để bằng hành”.
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế “để phổ biến”.
Hồ sơ lưu.
* Chống Lạm Phát Hay Lại Cơ Hội Làm Ăn Trên Đầu Dân Nghèo

Ngô Văn

Từ đầu năm 2008, giá gạo và ngũ cốc ở khắp nơi trên thế giới tăng mạnh khiến cho cuộc sống của người dân nghèo tại nhiều quốc gia gặp khó khăn tới độ khủng hoảng. Thế giới đang phải đối đầu với nạn thiếu lương thực, ở nước Haiti thuộc Trung Mỹ, vật giá leo thang khủng khiếp. Vào đầu tháng 4/2008 giá 50kg gạo đã lên đến 70 mỹ kim, tức tăng gấp ba lần so với tháng trước. Xăng dầu cũng tăng theo tỷ lệ này. Trong khi đó, lương của người lao động tại đây chỉ khoảng 2 USD một ngày. Tình trạng dân nghèo hoảng hốt trong lúc giới cầm quyền vẫn làm ngơ hưởng thụ tất nhiên dẫn đến cảnh hỗn loạn xã hội qua các cuộc xuống đường biểu tình và bạo động. Ít là 6 người dân Haiti bị thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương. Đến khi đó Tổng thống Haiti mới cắt chức Thủ tướng và hứa sẽ cho hạ giá gạo và một số nhu yếu phẩm. Quốc hội Haiti thì yêu cầu phải giải tán toàn bộ nội các. Tại thủ đô Kairo của Ai Cập, tuy tình trạng hoảng hốt không bằng ở Haiti, nhưng người dân cũng tràn ra đường, xông vào các cửa hàng thực phẩm để kiếm thức ăn. Công nhân các hãng dệt đình công đòi tăng lương với các biểu ngữ mang hàng chữ ''Chúng tôi đói !''. Tình hình trở nên căng thẳng khi cảnh sát đến bắt những người mà họ nghi là cầm đầu các cuộc đình công. Liền sau đó hàng ngàn người kéo đến sở cảnh sát biểu tình đòi phải thả những người đã bị bắt. Cảnh sát bắt đầu dùng bạo lực giải tán số người biểu tình. Dân chúng phản kháng lại bằng gậy gộc và gạch đá. Cảnh hỗn loạn kéo dài đến mấy ngày mới tạm yên nhưng nỗi bất mãn của người dân về tình cảnh vật giá tăng nhanh như ''hỏa tiễn'' không hề lắng dịu. Thủ tướng Ai Cập cũng lên tiếng hứa hẹn sẽ ổn định giá cả các mặt hàng nhu yếu trong vài tuần tới nhưng chẳng ai tin.Bước sang Á châu thì Bắc Triều Tiên là nước thiếu lương thực trầm trọng nhất. Việc phân phối thực phẩm theo tem phiếu cho người dân thủ đô Bình Nhưỡng, vốn đã rất ít ỏi, cũng bị tạm ngưng ít nhất trong vòng 6 tháng cho đến khi nào có lệnh mới. Lệnh mới ở đây phải hiểu rằng cho đến khi nào có lương thực. Một tổ chức có tên ''Người Bạn Tốt'' của Nam Hàn chuyên viện trợ lương thực nhân đạo cho Bắc Hàn cho biết vào đầu tháng 3/2008, người dân thủ đô Bình Nhưỡng vẫn được phát tem phiếu nhưng không còn nơi nào để đổi tem phiếu lấy thực phẩm. Chỉ dấu sẽ có chết đói tại nhiều vùng thuộc Bắc Hàn và ngay cả tại thủ đô Bình Nhưỡng đang là mối lo lắng cho nhiều thân nhân của họ tại Nam Hàn. Một tin xấu khác cũng đang được các chuyên gia nông nghiệp cảnh báo. Hàng năm vào tháng 4 là thời kỳ gieo mạ cho vụ mùa Xuân Hạ ở Bắc Triều Tiên, thế mà cho đến đầu tháng 5 vẫn còn rất nhiều nông dân chưa được các Hợp tác xã nông nghiệp phân phối lúa giống, phân bón, vải nylon để che mưa, ngăn gió và những vật dụng cần thiết khác cho việc canh tác. Các chuyên gia này lo ngại nếu hụt vụ mùa này, nạn chết đói tại Bắc Hàn sẽ còn khủng khiếp hơn nữa. Với kinh nghiệm quá khứ, họ chắc chắn rằng Nhà Nước Bắc Hàn sẽ chỉ cấp phát lương thực thường xuyên cho bộ máy trấn áp, là công an và quân đội, mà thôi, để làm công việc mà Nhà Nước gọi là "duy trì ổn định và trật tự xã hội".Tại Philippines, giá gạo cũng bỗng nhiên tăng vụt vào giữa tháng 4/ 2008 từ 18 peso/kg lên thành 38 peso/kg, bất kể các tin tức tiên đoán năm nay Phi sẽ trúng mùa. Trước cơn lo lắng vô căn cứ này, chính phủ Phi phải lập tức ban hành một số biện pháp đối phó: Thứ nhất, quảng bá các dữ kiện về tình hình tồn trữ các kho gạo quốc gia; Thứ nhì, xuất ra một số gạo bán cho dân nghèo với giá 18 peso/ kg, tức giá trước khi cơn sốt gạo xảy ra; Thứ ba, mở cuộc truy lùng những gian thương đầu cơ tích trữ gạo để tạo khan hiếm giả tạo; Và thứ tư, liên lạc ngay với chính quyền Thái và Việt Nam để mua thêm gạo tồn kho. Người dân Phi Luật Tân thoát qua cơn thử thách đầu tiên. Xã hội Phi tiếp tục ổn định và trật tự mà không cần đến lựu đạn cay hay hàng hàng lớp lớp công an chìm nổi.Sau hết, về trường hợp Việt Nam, các chuyên gia nông nghiệp quốc tế tin là Việt Nam hiện có đủ gạo cho cả nước nhưng không thể khẳng định, vì các dữ kiện kinh tế đều bị Nhà Nước CSVN xem là bí mật quốc gia và dấu kín. Còn các con số họ đưa ra thì không ai dám tin. Bên cạnh đó, những lời tuyên bố của Nhà Nước CSVN về việc ngưng xuất cảng để bảo đảm đủ gạo cho dân vào tháng trước, hóa ra chỉ là thủ thuật để mặc cả giá bán gạo cho Philippines. Còn tại các miền thôn quê, nhiều cán bộ nhân danh chính sách kềm chế lạm phát và bảo đảm an toàn lương thực quốc gia để thu mua độc quyền nông phẩm với giá rẻ mạt. Trong lúc nông dân Thái Lan cũng bán gạo cho Philippines thu được khoảng 1000 mỹ kim mỗi tấn, thì nông dân Việt Nam phải bán cho cán bộ thu mua 500 mỹ kim một tấn. Như mọi vấn nạn khác trong xã hội Việt Nam, nạn lạm phát và khan hiếm lương thực hiện nay, chỉ mở ra những cơ hội làm ăn cho vô số những đường giây cán bộ có chức có quyền trong chế độ, bất kể những cơn đói khổ rất thật, đang hành hạ tầng lớp dân nghèo tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành thị. Điều đáng nói là bất cứ ai dám chỉ ra cái cảnh tai ác ấy đều lập tức bị liệt vào loại "phá hoại ổn định và trật tự xã hội", mà Đảng và Nhà Nước CSVN cương quyết duy trì.
Người và cờ Trung Quốc trên đường phố Sài Gòn
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
2008-05-02
Ngọn đuốc thiêng Olympic 2008 đã rời Việt Nam. Hôm nay đuốc đã đến Macao và chỉ trong vòng ít giờ đồng nữa sẽ trở lại Hoa Lục, khởi đầu một cuộc hành trình mới trước khi tiến vào vận động trường Bắc Kinh trong buổi lễ khai mạc tổ chức ngày mùng 8 tháng Tám, 2008.
Để ngăn chận các cuộc biểu tình chống Trung Qốc, an ninh được tăng cường tối đa cho lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 29-4-2008.
Chuyến du hành qua nhiều quốc gia khác nhau của ngọn đuốc đã khiến cho mọi người phải chú ý. Chú ý không phải vì lộ trình, cũng chẳng phải vì ý nghĩa thể thao, mà bởi những cuộc biểu tình rầm trộ xảy ra ở nhiều nơi với mục đích phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp người dân Tây Tạng, không thực hiện đúng lời cam kết cải tiến nhân quyền mà họ đã tự hứa với cộng đồng thế giới cách đây 7 năm, khi được trao vinh dự tổ chức cuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới.
Chỉ có 2 địa điểm ngọn đuốc đi qua và không gặp trở ngại. Địa điểm đầu tiên là thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn. Qua chỉ thị của nhà nước, từ sáng sớm đã có hàng trăm ngàn người dân xếp hàng dọc hai bên đường phất cờ chào đón ngọn đuốc thiêng. Địa điểm thứ hai là thành phố Sài Gòn, nơi tất cả những ý định biểu tình phản đối việc Trung Quốc chiếm 2 vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều bị nhà nước Việt Nam ngăn chận. Có nhiều người bị bắt giữ, cũng có người đã được thả, và cũng vẫn có người chính thân nhân không biết đang bị giam cầm nơi nào.
Đuốc Olympic Bắc Kinh đã đến và đã rời khỏi Sài Gòn, để lại một vệt đỏ thật đậm trên lãnh thổ Việt Nam. Vệt đỏ đó là rừng cờ Trung Quốc, là hàng ngàn người Hoa diễu hành ngay trên đường phố trước sự ngỡ ngàng của người dân Việt. Sự kiện đáng chú ý này chính là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Tạp chí tuần này được thực hiện với sự cộng tác của Nam Nguyên ở Bangkok, Nguyễn Khanh và Trà My ở Washington. Bài do Thiện Giao đọc.


Chỉ toàn người Trung Quốc
Người, cờ và bản đồ Trung Quốc tràn ngập đường phố Sài Gòn trong lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh hôm 29-4-2008. AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam.
Ngọn đuốc Olympics Bắc Kinh 2008 vào Sài Gòn, được rước qua nhiều đường phố trong vài tiếng đồng hồ để rồi sau đó lên đường sang Hồng Kông. Ở Sài Gòn không lâu, nhưng có lẽ, ngọn đuốc ấy đã để lại nhiều suy nghĩ, nhiều bất bình trong lòng người dân Sài Gòn.
Một khu vực, nằm ngay trung tâm thành phố, trong một buổi chiều ngày 29 tháng Tư, chỉ toàn người Trung Quốc, cờ Trung Quốc, tiếng nói Trung Quốc. Tất cả là Trung Quốc, trong sự im lặng của một số rất ít người Việt Nam bàng quang đứng ngó.
Rất đông người. Đa số là Trung Quốc, treo cờ, hò vui. Không thấy Việt Nam. Tôi thấy toàn cờ Trung Quốc, tôi biết đó là người Trung Quốc, nhưng tôi không biết đó là Hoa Kiều hay là từ Trung Quốc sang.
Một phụ nữ Việt Nam nhìn tận mắt buổi lễ rước đuốc Olympics chiều 29 tháng Tư đã kể như vậy với phóng viên Trà Mi của đài Á Châu Tự Do. Ngay trong một thư e-mail viết vội cũng gửi từ Sài Gòn, một nhà báo kể lại:
Các bạn ạ, tôi thấy người Việt nhìn ngọn đuốc như một vật lạ, trong khi cả ngàn người Trung Quốc reo hò. Hình như có cả nhân viên an ninh Trung Quốc nữa. Tôi biết được chuyện này vì đứa bạn cầm máy ảnh chạy theo định chụp tấm hình, bị thằng an ninh canh đuốc cản. Bạn tôi phản đối nó bằng tiếng Việt, nó mắng lại bằng tiếng Trung.
Các bạn ạ, tôi thấy người Việt nhìn ngọn đuốc như một vật lạ, trong khi cả ngàn người Trung Quốc reo hò. Hình như có cả nhân viên an ninh Trung Quốc nữa. Tôi biết được chuyện này vì đứa bạn cầm máy ảnh chạy theo định chụp tấm hình, bị thằng an ninh canh đuốc cản. Bạn tôi phản đối nó bằng tiếng Việt, nó mắng lại bằng tiếng Trung.
Ngày hôm sau, chúng tôi gọi điện thoại về Việt Nam tìm hiểu trong giới văn nghệ sĩ phản kháng. Phản ứng đầu tiên, là tất cả yêu cầu không thâu âm và phát giọng nói. Giới nghệ sĩ cho biết, họ bị theo dõi rất sát, và thậm chí được yêu cầu không rời nhà để đến nơi tổ chức lễ rước đuốc ở trung tâm thành phố.
Thông tin từ trong nước cho biết, đêm 28 tháng Tư, tức là một đêm trước ngày rước đuốc, những nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Chánh bị công an đến nhà xét hộ khẩu. Sang ngày hôm sau, một số người trong số này bị gọi lên và giữ lại công an phường cho đến sau khi cuộc rước đuốc kết thúc.
Một phụ nữ Việt kiều Pháp, có tên là Trần Dung Nghi, đã có mặt tại Sài Gòn trong những ngày trước, trong và sau khi rước đuốc. Chị Dung Nghi, một đảng viên của Đảng Việt Tân, kể về những cảm giác của chị khi nhìn thấy người Trung Quốc quá đông ngay khu trung tâm Sài Gòn.
Thú thật, tôi rất xốn xang, bực mình. Tôi nghĩ là tôi đang ở trên quê hương tôi, trên đất nước Việt Nam. Tôi thấy như một cuộc xâm lăng của Trung Cộng. Tôi thấy cờ của họ, tôi nghe họ xí xa xí xồ. Tôi thấy họ tự hào.
Điều đặc biệt, trong một vài thời khắc tại Sài Gòn, chị Dung Nghi đã mặc trên người chiếc áo chị từng mặc trong các cuộc biểu tình chống đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh khi ngọn đuốc đi qua Paris. Trên chiếc áo ấy là hình năm chiếc còng tay.
Chị nói tiếp: Tôi về Việt Nam với tâm trạng phấn khởi. Tôi muốn sát cánh với sinh viên để biểu dương tự hào của người Việt Nam chống lại việc xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa. Khi tôi thấy những đoàn người và cờ Trung Cộng, tôi cảm thấy rất bực mình. Tôi có cảm giác, một lần nữa, đất nước của ta lại bị xâm chiếm.
Người dân uất giận
An ninh được tăng cường tối đa cho lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 29-4-2008.
Trở lại với những người còn ở Việt Nam, chúng tôi tìm cách liên lạc, và bất ngờ được biết nhạc sĩ Mặc Thiên, người nhạc sĩ bí mật sáng tác nhạc phẩm Khóc Mẹ Dân Oan được phát hành cách đây ít lâu, cũng có mặt tại khu vực nhà hát thành phố. Anh cho biết, sau một thời gian đi lánh ở tỉnh xa, Mặc Thiên quyết định về Sài Gòn vào ngày rước đuốc để biết tình hình. Sau đó, anh rời Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư. Mặc Thiên kể về tâm trạng của anh khi nhìn thấy quang cảnh buổi rước đuốc. Chúng tôi trình bày sau đây qua một giọng đọc khác, theo yêu cầu của chính Mặc Thiên.
Nói chung, người Việt Nam mà nhìn thấy cảnh đó thì không cầm lòng được. Người nào cũng mang cảm giác uất lắm. Người dân thường không tiếp cận khu vực đó được. Toàn bộ khu vực đó dành cho Trung Quốc và đoàn viên thanh niên đi chung với họ. Chỉ toàn Trung Quốc, không có Việt Nam. Như mình, một người Việt Nam, mình cảm thấy bực mà không làm gì được. Có người bật khóc. Chính bản thân tôi cũng không chịu được. Tôi cảm thấy bất lực trước cảnh đó. Tất cả khu vực đó là của người Trung Quốc chứ không có người Việt, cho dù là Việt gốc Hoa.
Mặc Thiên kể rằng, anh lái xe gắn máy chạy vòng vòng xung quanh để xem. Anh không đứng một chỗ, mà cũng không thể nào đứng yên một chỗ. Anh nói, đi đến đâu cũng thấy Trung Quốc, toàn cờ Trung Quốc. Cờ Trung Quốc lấn cả cờ Việt Nam.
Tôi cảm thấy nghẹn lời. Đi mà không cầm lòng được. Tôi nghĩ ai cũng vậy, cũng cảm thấy uất như tôi. Tôi nói chuyện với một số người Việt Nam, họ nói như thế này: "Thua rồi." Tôi không biết dùng từ gì cho đúng. Tôi cảm thấy nhục nhã là Việt Nam phải tung hô cho Trung Quốc.
Anh kể tiếp: Người Trung Quốc tỏ ra nghênh ngang. Họ nghêng ngang trước những người Việt cúi đầu. Mà dân Việt thì không cúi đầu đâu. Tôi biết ai cũng bực. Tôi không coi đến hết buổi. Tôi không chịu được cảnh đó, tôi sợ mình sẽ làm điều gì không tốt xảy ra. Tôi đã bỏ đi. Tôi cảm thấy nhục.
Những lời kể của Mặc Thiên phù hợp với lời mô tả của một phụ nữ kể cho đài Á Châu Tự Do hôm 29 tháng Tư.
Việt Nam của mình thì tò mò, ham vui, xem quang cảnh chứ không ủng hộ. Còn người Trung Quốc thì đó là niềm vui của họ, họ phấn khởi, reo hò rất lớn. Không thấy cờ Việt Nam. Tôi đi từ chiều đến giờ chỉ thấy toàn cờ Trung Quốc, không thấy cờ Việt Nam. Cờ Việt Nam chỉ treo trên cột đèn thôi.
Việt Nam của mình thì tò mò, ham vui, xem quang cảnh chứ không ủng hộ. Còn người Trung Quốc thì đó là niềm vui của họ, họ phấn khởi, reo hò rất lớn. Không thấy cờ Việt Nam. Tôi đi từ chiều đến giờ chỉ thấy toàn cờ Trung Quốc, không thấy cờ Việt Nam. Cờ Việt Nam chỉ treo trên cột đèn thôi.
Cuộc rước đuốc Thế Vận Hội vào Sài Gòn hôm 29 tháng Tư bắt đầu từ Nhà hát Thành Phố Sài Gòn, chạy qua các đường chính như Nguyễn Huệ, Paster, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trổi, Trường Sơn và kết thúc tại Nhà thi đấu Quân khu 7.
Dân chúng thất vọng
Trong khi các báo trong nước loan tin là cuộc rước đuốc diễn ra êm thắm, đượm tình hữu nghị Việt – Trung, thì một số cơ quan thông hải ngoại qua thu nhập tin tức từ trong nước lại có những thông tin khác.
Bản tin “Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ” mô tả rằng, “Một rừng cờ đỏ Trung Quốc tràn ngập dọc theo lộ trình rước đuốc. Từng nhóm hàng chục Hoa kiều, một số sống hoặc làm việc tại Việt Nam, số đông còn lại đã đến Việt Nam để đón ngọn đuốc, cầm các lá cờ Trung Quốc lớn quá khổ và mặc các áo T-shirt màu trắng mang các hàng chữ "we love China," tức là "Tôi Yêu Trung Quốc" và "we are proud to be from China," tức là "Chúng Tôi Hãnh Diện Đến Từ Trung Quốc,” tưng bừng la hét dọc theo lộ trình.
Bản tin viết tiếp, những người Trung Quốc la lớn những khẩu hiệu "Go China: và "Come on China" giữa những tiếng động ồn ào của xe gắn máy và tiếng còi xe inh ỏi.
Một người Việt Nam, thường để tâm quan sát các sự kiện chính trị, vừa sang Hoa Kỳ, đưa ra nhận định của anh về buổi lễ rước đuốc tại Sài Gòn hôm 29 tháng Tư.
Những sự việc đã xảy ra, làm cho dân chúng, thanh niên, sinh viên, trí thức thất vọng. Nhưng tôi tin còn một điều nguy hiểm hơn. Đó là, lần này, không phải vì những thế lực thù địch như chính quyền Cộng Sản hay nói, mà chính sự bạc nhược của chính quyền quá rõ ràng. Mà sự bạc nhược ấy rõ ràng đến độ, an ninh, công an, cảnh sát và cả bộ đội, cũng nhận ra.
Người thanh niên này nhận xét thêm, rằng, chính quyền Việt Nam đã tính toán rất kỹ phương cách dẫn hướng không khí cuộc rước đuốc vừa qua. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra cho thấy, tính toán ấy sai lầm về mặt chiến thuật. Anh cho rằng, chính quyền có nhu cầu duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đồng thời phải ngăn chặn cho được biểu tình. Mà mục đích ngăn biểu tình không chỉ là để làm vừa lòng Trung Quốc, mà còn vì e ngại biểu tình đưa đến những bất ổn xã hội.
Công an Hà Nội tóm bắt sinh viên Nguyễn Tiến Nam tại chợ Đồng Xuân trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhân dịp rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 ở Sài Gòn chiều tối 29-4-2008.
Chẳng hạn họ từng cấm diễn những vở kịch chống xâm lược phương Bắc, đổi sách giáo khoa, bỏ những bài có nội dung tương tự, hay những nội dung vốn đã là lịch sử như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Thái Hậu Dương Vân Nga. Rồi những thắc mắc về tình hình vừa qua liên quan đến hiệp định biên giới Việt Trung trên đất liền, trên biển. Những động thái im lặng khi ngư dân Thanh Hoá bị Trung Quốc bắn, hay ngư dân các tỉnh khác bị cảnh sát biển và Hải Quân Trung Quốc bắt. Chính quyền Việt Nam lo sợ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc còn bởi vì các cuộc biểu tình ấy là bước khởi đầu để bùng phát các cuộc biểu tình khác, dữ dội hơn, trong chuyện chống bất công, tiêu cực xã hội, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền.
Ngọn đuốc Thế Vận Hội gặp phải sự chống đối trên hầu hết lộ trình quốc tế kể từ ngày khai diễn đến nay. Từ Paris, đến Luân Đôn, đến San Francisco, nơi đâu cũng có nhiều ngàn người bủa vây phản đối. Đến khi đi vào các quốc gia Châu Á, người Trung Quốc bắt đầu xuất hiện rất đông để chống lại tinh thần bài xích Olympics Bắc Kinh. Đặc biệt, tại Hàn Quốc và Nhật Bản, cảnh sát các nước sở tại đã phải chật vật giữ trật tự để hai nhóm biểu tình không đụng độ nhau.
Tại Sài Gòn, đụng độ không xảy ra. Người Trung Quốc được chính quyền Việt Nam ưu tiên sử dụng khu trung tâm thành phố. Còn những người Việt Nam khác, chỉ là người bàng quan, đứng nhìn từ xa. Có người bật khóc. Tiếng khóc uất nghẹn, như những nốt nhạc nghẹn ngào của nhạc sĩ Mặc Thiên mà quý thính giả đang nghe.
Cũng có người chợt nhớ lại khoảng ngày này 33 năm trước, những lá cờ đỏ tràn ngập Sài Gòn. Ba mươi ba năm sau, cũng những lá cờ đỏ tràn ngập thành phố Hồ Chí Minh. Lá cờ Việt Nam màu đỏ, cờ Trung Quốc cũng màu đỏ. Cờ Việt Nam chỉ có một sao, trong khi cờ Trung Quốc có tới 5 sao. Thư e-mail của nhà báo Việt gửi từ Sài Gòn kết thúc với câu hỏi cay đắng: “có phải vì Trung Quốc có nhiều sao, nên bao giờ họ cũng đi nước cờ cao hơn mình???"
Không ai có được câu trả lời, và cũng chẳng có câu trả lời nào sẽ được xem là thoả đáng. Chỉ biết trong khoảng thời gian kéo dài chừng 4 tiếng đồng hồ của một ngày cuối tháng Tư năm 2008, dưới một góc nhìn nào đó, mọi người đều mang trong lòng một cảm nhận, rằng trung tâm thành phố Sài Gòn đã bị kiểm soát bởi một đám người đến từ phương Bắc, không còn là Hòn Ngọc Viễn Đông của người Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Red-Flags-In-Saigon-Khanh-04292008123937.html