Friday, April 10, 2009


PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa ÐạoGiáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Từ California đến Việt Nam : Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác, Thượng tọa Thích Viên Định, TT. Thích Thanh Quang và Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ lên tiếng hậu thuẫn “Lời Kêu gọi Biểu tình Tại gia” suốt tháng 5 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
2009-04-06 PTTPGQT
PARIS, ngày 6.4.2009 (PTTPGQT) -
Lời Kêu gọi Tháng 5 Bất tuân Dân sự - Biểu tình Tại gia của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ để chận đứng đại nạn sinh thái Tây nguyên và bảo vệ an ninh quốc phòng đã được dư luận Người Việt trong và ngoài nước hoan nghênh tiếp đón và nhiệt tình hậu thuẫn. Dấu hiệu thấy rõ qua sự loan tin nhanh chóng và niềm nở trên các cơ quan truyền thông, báo đài, trang nhà, Paltalk, cũng như sự quan tâm của các đoàn thể, đảng phái.

Hôm nay Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin khởi đăng bốn bản lên tiếng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong ngoài nước và Gia Đình Phật tử Việt Nam.

Từ bang California, ngày 3.4.2009, Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác, nhân danh Văn phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ lên tiếng hậu thuẫn Tháng 5 Bất tuân Dân sự - Biểu tình Tại gia. Đồng thời kêu gọi đồng bào Phật tử và đồng bào các giới ở hải ngoại tham gia tích cực nhằm chận đứng đại nạn sinh thái Tây nguyên và bảo vệ an ninh quốc phòng đưa tới nguy cơ mất nước ngày nay. Đức Phó Tăng thống đưa ra 5 hành động cụ thể thực hiện trong tháng Tư :

Một là, “dùng tất cả mọi phương tiện truyền thông, Internet, điện thoại, thư tín, rỉ tai chuyển tin về Việt Nam cho gia đình và bè bạn được biết nội dung “Lời Kêu gọi tháng 5 Biểu tình Tại gia” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ;

Hai là “Các chùa viện ở hải ngoại hãy in tối đa “Lời Kêu gọi tháng 5 Biểu tình Tại gia” để phân phát cho đồng bào các giới. Kể từ đầu tháng tư dương lịch này, treo biểu ngữ nhắc nhở trong khuôn viên chùa : “Phật Đản 2553 : Nhớ ơn Phật – Giác ngộ tâm linh – Bảo vệ Vẹn toàn lãnh thổ” ;

Ba là, “Xin các chùa, các niệm Phật đường và các cơ sở Giáo hội tổ chức lễ Cầu nguyện vào mỗi cuối tuần đề cầu nguyện cho sự Vẹn toàn lãnh hải và lãnh thổ, đồng bào trong nước sớm thoát mọi cảnh nguy biến và thành công trong ước vọng bảo vệ non sông, nòi giống và tự do ;

Bốn là, “Cùng với các đoàn thể, hội đoàn, phong trào, đảng phái, tôn giáo trong Cộng đồng Người Việt tự do kết hợp tổ chức cấp tốc trong tháng 4.2009 những cuộc Hội luận về đề tài “Tháng 5 Bất tuân dân sự - Biểu tình Tại gia chống khai thác bô-xít Tây nguyên” để tìm phương Kết liên Người Việt hải ngoại nhằm mở lớn cuộc vận động quốc tế bảo vệ Thềm lục địa Việt Nam, Hoàng sa, Trường sa và Biên giới trên đất liền ; chiếu theo yêu sách thứ nhất trong Lởi kêu gọi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ” ; và

Năm là, “Tiếp cận các cơ quan truyền thông, báo đài của người Việt cũng như quốc tế và các vị đại biểu Quốc hội tại quốc gia mình cư ngụ, để làm rõ nguy cơ mất nước và đại nạn sinh thái Tây nguyên để công luận thế giới lưu tâm và hậu thuẫn cuộc đấu tranh của người Việt dân tộc trong và ngoài nước”.

Từ Saigon, Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ra Thông bạch ngày 5.4.2009 gửi các cấp Giáo hội trong nước về việc Cầu nguyện tại nhà trong tháng 5 nhân Đại Lễ Phật Đản 2553 để ủng hộ “Lời kêu gọi Bất Tuân Dân Sự chống đối việc lấy vàng dân tộc đổi nhôm nước ngoài” của Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Thông bạch nêu rõ tất cả những sự kiện từ năm 1958 đến 2009 đưa tới nguy cơ mất nước, và “yêu cầu Chư Tôn đức, Ban Đại Diện GHPGVNTN các tỉnh, thành, quận, huyện và đồng bào Phật tử trong mùa Phật Đản năm nay, không thiết lập lễ đài như thường năm, thay vào đó, hãy ở nhà, ở chùa tụng kinh, nhất tâm đãnh lễ nhớ ơn Phật, và cầu nguyện cho Tổ quốc Việt Nam lãnh thổ vẹn toàn, nhân dân an lạc”.

Ngày 1.4.2009 từ Đà Nẵng, nhân danh Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên, Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, Thượng tọa Thích Thanh Quang “kêu gọi tất cả Anh Chị Em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam Quốc Nội và Hải Ngoại, Anh Chị Em Phật tử trong hàng ngũ Sinh Viên, Học Sinh, Hướng Đạo, Thanh Niên, hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình với non sông đất nước, với đồng bào ruột thịt trước hiểm hoạ Trung Quốc xâm lược, và trước thái độ đồng loã của chính quyền Việt Nam để hưởng ứng Lời Kêu gọi Một Tháng Biểu Tình Tại Gia của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đồng thời vận động gia đình, bà con và nhất là anh chị em bạn bè trong các Trường Đại Học, các Trường Trung Học, hãy thực hiện MỘT THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA - BẤT TUÂN DÂN SỰ để góp phần bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ toàn vẹn non sông”.

Ngày 2.4.2009, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ thuộc Tổng vụ Thanh Niên, Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, viết Tâm thư gửi “đến toàn Thể Anh Chị Em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử các cấp từ Quốc Nội ra đến Hải Ngoại không phân biệt Truyền Thống, Phân Ban hay tiếm danh Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng, dù đứng trên quan điểm nào khi mặc Áo Lam, đeo Hoa Sen Trắng, người Huynh Trưởng phải thể hiện sứ mệnh của mình đối với Đạo Pháp và Dân Tộc nhất là trong giai đoạn hiện tại. Với sứ mệnh đó, Người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử không thể thờ ơ trước những diễn biến lịch sử có thể dẫn đến nguy cơ mất nước trong một tương lai rất gần”. Đặc biệt, Huynh trưởng Lê Công Cầu nhận định Lời Kêu gọi Bất tuân dân sự - Biểu tình Tại gia suốt tháng 5 như một “chủ trương cách mạng” nhằm :

- Chuyển hoá công cuộc đấu tranh dân chủ của các tổ chức đảng phái chính trị của thế kỷ trước thành một tiến trình toàn dân, ai cũng có thể tham gia.
- Chuyển hoá công cuộc đấu tranh bí mật bạo động của thế kỷ trước thành hành động công dân bất bạo động công khai.
- Chuyển hoá tinh thần trách nhiệm đối với Tổ Quốc từ thiểu số tinh hoa thành trách nhiệm toàn dân theo tinh thần lịch sử Việt Nam.
- Chuyển hoá đấu tranh quân sự, chính trị lật đổ thành đấu tranh chuyển hoá toàn diện đất nước trên tinh thần từ bi của Đạo Phật.

Dưới đây, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin đăng tải nguyên văn bốn bức Thông bạch và Tâm thư nói trên :
VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠOGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ
VIETNAMESE AMERICAN UNIFIED BUDDHIST CONGRESS IN THE U.S.A.
HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
14472 Chestnut St., Westminster, CA. 92683 - U.S.A
Tel : (714) 890-9513 - Fax : (626) 286-8437 - Email : vp2vhd@gmail.com
Số : 200904/VPIIVHĐ/HĐĐH/VPTT/TB/CT
THÔNG BẠCHcủa Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác hậu thuẫn Lời kêu gọi Biểu tình Tại gia chận đứng đại nạn sinh thái Tây nguyên và bảo vệ Vẹn toàn lãnh thổ của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ Nhân danh Văn phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa kỳ, tôi xin toàn tâm hậu thuẫn Lời kêu gọi từ Saigon công bố ngày 29.3.2009 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Ý thức sự đồng hành với dân tộc Việt Nam suốt hai nghìn năm lịch sử Phật giáo để giữ nước và dựng nước tạo cơ sở cho một xã hội hòa hài, huynh đệ, hầu phát triển đời sống tâm linh con người và phát huy văn hiến Việt, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo) xác nhận sự có mặt thường trực của Phật giáo đồ ở vào những giai kỳ nguy biến nhất của lịch sử để bảo vệ non sông và nòi giống .Như Lời Kêu gọi cho biết :

hiện nay “lãnh đạo Nước Nhà không là Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ, mà là một chính quyền ly khai dân, lệ thuộc nước ngoài, từ ý thức hệ đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, làm đảo lộn xã hội và nhân văn Việt Nam”. Nên hy vọng cuối cùng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là “CHỈ CÒN LẠI TIẾNG NÓI CỦA TOÀN DÂN MỚI CÓ CƠ CỨU VÃN”.

Tiếng nói của toàn dân có thể thực hiện suốt tháng 5.2009 làm tháng “Bất tuân dân sự” biểu dương bằng cuộc “Biểu tình Tại gia” : “Nông dân không ra đồng, Công nhân không đến xưởng, Thương gia, Tiểu thương không đến chợ, Sinh viên, học sinh không đến trường”. Với người Việt hải ngoại, Hòa thượng Thích Quảng Độ kêu gọi “đồng bào các giới ở hải ngoại hưởng ứng bằng việc không về du lịch và không gửi tiền về Việt Nam trong suốt tháng Năm 2009, ngoại trừ những trường hợp riêng tư khẩn cấp hay bất khả”.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ báo động rằng : “Trọng Thủy đã cưỡng bức Mị Châu trên dãy Trường Sơn. Còn ngoài kia trên biển Đông, Trung quốc cũng đang lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa…” Đây là việc Nhà cầm quyền Hà Nội cho nhà thầu Trung quốc vào khai thác quặng bô-xít ở Tây nguyên gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Trầm trọng hơn nữa, là “nguy cơ an ninh quốc phòng, vì Tây nguyên là vùng chiến lược, yết hầu quân sự cho việc phòng ngự Việt Nam trên ngã ba biên giới Cam Bốt – Lào – Việt Nam”. Sự hiện diện của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc nơi yết hầu chiến lược là nguy cơ đó của Tung đội thứ năm.Nay tôi xin cất lời kêu gọi chư tôn đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới ở hải ngoại hậu thuẫn lời kêu gọi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ bằng năm hành động cấp thiết sau đây :

1. Dùng tất cả mọi phương tiện truyền thông, Internet, điện thoại, thư tín, rỉ tai chuyển tin về Việt Nam cho gia đình và bè bạn được biết nội dung “Lời Kêu gọi tháng 5 Biểu tình Tại gia” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ (1). Thời gian quá khẩn cấp, chúng ta chỉ có tháng tư này để loan báo về cuộc biểu tình tháng 5.

2. Tại các chùa viện ở hải ngoại hãy in tối đa “Lời Kêu gọi tháng 5 Biểu tình Tại gia” để phân phát cho đồng bào các giới (1). Kể từ đầu tháng tư dương lịch này, treo biểu ngữ nhắc nhở trong khuôn viên chùa : “Phật Đản 2553 : Nhớ ơn Phật – Giác ngộ tâm linh – Bảo vệ Vẹn toàn lãnh thổ”.

3. Cũng trong suốt tháng tư dương lịch này, xin các chùa, các niệm Phật đường và các cơ sở Giáo hội tổ chức lễ Cầu nguyện vào mỗi cuối tuần đề cầu nguyện cho Quốc thái Dân an, mà trọng tâm là nguyện cầu cho sự Vẹn toàn lãnh hải và lãnh thổ, đồng bào trong nước sớm thoát mọi cảnh nguy biến và thành công trong ước vọng bảo vệ non sông, nòi giống và tự do.

4. Cùng với các đoàn thể, hội đoàn, phong trào, đảng phái, tôn giáo trong Cộng đồng Người Việt tự do kết hợp tổ chức cấp tốc trong tháng 4.2009 những cuộc Hội luận về đề tài “Tháng 5 Bất tuân dân sự - Biểu tình Tại gia chống khai thác bô-xít Tây nguyên” để tìm phương Kết liên Người Việt hải ngoại nhằm mở lớn cuộc vận động quốc tế bảo vệ Thềm lục địa Việt Nam, Hoàng sa, Trường sa và Biên giới trên đất liền ; chiếu theo yêu sách thứ nhất trong Lởi kêu gọi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

5. Tiếp cận các cơ quan truyền thông, báo đài của người Việt cũng như quốc tế và các vị đại biểu Quốc hội tại quốc gia mình cư ngụ, để làm rõ nguy cơ mất nước và đại nạn sinh thái Tây nguyên để công luận thế giới lưu tâm và hậu thuẫn cuộc đấu tranh của người Việt dân tộc trong và ngoài nước.
Làm tại Chùa Điều Ngự, Westminster ngày 3.4.2009
Phó Tăng thống, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạokiêm Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo(ấn ký)Sa môn Thích Hộ Giác
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHÂTVIỆN HÓA ĐẠOThanh Minh Thiền Viện
-90 Trần Huy Liệu-Phường 15-Quận Phú Nhuận-Thành Phố Sài Gòn
Phật lịch : 2552
Số : 05./VHĐ/TB/VT
Thông Bạch(Trích yếu : V/v Cầu nguyện tại nhà trong tháng 5 nhân Đại Lễ Phật Đản 2553 để ủng hộ “Lời kêu gọi Bất Tuân Dân Sự chống đối việc lấy Vàng dân tộc đổi nhôm nước ngoài” của Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)Kính gửi Ban Đại Diện GHPGVNTN các Tỉnh, Thành, Quận, Huyện trên toàn quốc.

Kính Bạch Chư Tôn Đức,Kính thưa quí Phật tử,Qua “Lời Kêu Gọi một tháng biểu tình bất tuân dân sự” của Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, cùng những tin tức dồn dập trên mạng internet và trên các báo, đài ở ngoại quốc gần đây, người dân Việt Nam ai cũng thấy họa mất nước đã bắt đầu.
- Năm 1958, Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng, ký Công Hàm dâng hải đảo Hoàng sa, Trường sa cho Trung cộng.
- Năm 1974, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng sa.- Năm 1979, Trung cộng đánh chiếm 6 tỉnh miền Bắc, khi rút về, dời cọc biên giới, lấy mất Ải Nam quan, Thác Bản Giốc…
- Năm 1988, Trung cộng đánh chiếm quần đảo Trường sa.
- Năm 1999, Nhà cầm quyền Hà nội ký Hiệp Ước Biên giới về lãnh thổ với Trung cộng, làm mất hàng ngàn km2 vuông đất phía Bắc..
- Năm 2000. Nhà cầm quyền Hà nội ký Hiệp Ước lãnh hải Vịnh Bắc Bộ, làm mất trên 10 ngàn km2 vùng biển.
- Năm 2005, 2006, ngư dân Thanh Hóa ra đánh cá trong vùng lãnh hải Việt Nam quen thuộc, nhiều lần bị lính Trung cộng bắn chết, bắt người bị thương, cướp ghe thuyền kéo về giam cầm tại đảo Hải nam Trung quốc.
- Năm 2007, Trung cộng tuyên bố thiết lập Huyện Tam sa bao gồm các quần đảo Hoàng sa, Trường sa của Việt Nam.
- Năm 2007, Sinh viên học sinh tổ chức biểu tình trước tòa Đại sứ Trung cộng ở Hà nội và Sài gòn, bị công an đàn áp, hăm dọa.
- Năm 2008, Trung cộng và nhà cầm quyền Hà nội hoàn thành việc cấm mốc biên giới phía Bắc lùi sâu vào địa phận lãnh thổ Việt Nam.
- Năm 2009, Trung cộng được nhà cầm quyền Hà nội mời vào khai thác quặng Bô-xit ở Tây nguyên, gây nguy cơ an ninh quốc phòng nơi vùng chiến lược yết hầu của Việt nam và Đông dương do sự uy hiếp của hàng chục nghìn công nhân Trung quốc. Ngoài ra còn tàn phá môi trường, thải ra hàng núi Bùn đỏ độc hại làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, lâu dài trong lòng đất, sông ngòi và khí hậu cho cả khu vực Nam Trung bộ và Miền nam Việt Nam. Nguy hại nhất là vị trí chiến lược quốc phòng bị chiếm đóng.Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay theo chủ thuyết duy vật Mác-Lê nin, vô gia đình, vô tổ quốc, chỉ thờ Mác-Lênin, không biết các vua Hùng và tiền nhân đổ bao xương máu gầy dựng cơ đồ nước Việt, chỉ lo bảo vệ Đảng Cộng sản Xã hội chủ nghĩa, không để ý gì đến việc mất còn của tổ quốc Việt Nam.Hưởng ứng Lời Kêu Gọi của Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN do Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, ký ngày 29.3.2009, kêu gọi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy Biểu Tình Tại Gia, Bất Tuân Dân Sự trong suốt tháng 5 để bảo vệ Tổ Quốc, Viện Hóa Đạo yêu cầu Chư Tôn đức, Ban Đại Diện GHPGVNTN các tỉnh, thành, quận, huyện và đồng bào Phật tử trong mùa Phật Đản năm nay, không thiết lập lễ đài như thường năm, thay vào đó, hãy ở nhà, ở chùa tụng kinh, nhất tâm đãnh lễ nhớ ơn Phật, và cầu nguyện cho Tổ quốc Việt Nam lãnh thổ vẹn toàn, nhân dân an lạc.Kính chúc Chư Tôn đức, quí Ban Đại Diện cùng đồng bào Phật tử dũng mãnh, tinh tấn trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Chùa Giác Hoa, ngày 05 tháng 4 năm 2009
T.U.N. Đại Lão Hòa thượng Viện trưởng Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa ĐạoGHPGVNTN (ấn ký)Thượng Tọa Thích Viên Định
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHÂTVIỆN HÓA ĐẠO TỔNG VỤ THANH NIÊNVP GĐPTVN - Chùa Giác Minh, K 356/42 đường Hoàng Diệu, Thành Phố Đà Nẵng
Phật lịch : 2552
Số 0104/TVTN/TVT
TỔNG VỤ TRƯỞNG TỔNG VỤ THANH NIÊNVHĐ/GHPGVNTN
Kính gởi : - Anh Chị Em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam QuốcQuốc Nội và Hải Ngoại.- Anh Chị Em Thanh Niên, Sinh Viên và Học Sinh theo Đạo PhậtTrích yếu : Hưởng ứng Lời Kêu gọi Một Tháng Biểu Tình Tại Gia của Hòa thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Thưa Toàn Thể Anh Chị EmĐất Nước Việt Nam chúng ta đang ở vào một giai đoan cam go nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Trên và dưới không cùng một lòng. Khi người dân muốn bày tỏ lòng yêu nước bằng những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa thì Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam đã thẳng tay đàn áp, bắt bớ. Khi người dân lên tiếng phản đối việc khai thác boxit Tây Nguyên thì Chính Quyền Cọng Sản Việt Nam chẳng thèm quan tâm. Vậy thì việc hô hào NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN chỉ là lời dối trá.“Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách”, ý thức được tầm quan trọng đưa đến hiểm hoạ cho dân tộc Việt Nam, Hoà Thượng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN đã ban hành lời kêu gọi MỘT THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA ĐỂ CHỐNG VIỆC LẤY VÀNG DÂN TỘC ĐỔI NHÔM NƯỚC NGOÀI.Một Tháng Biểu Tình Tại Gia, Bất Tuân Dân Sự là tiếng nói của Toàn Dân để cứu vãn đất nước trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Quốc với sự đồng loã của Nhà Nước Việt Nam qua việc khai thác boxit Tây Nguyên bởi vì việc khai thác boxit Tây Nguyên sẽ đưa Dân Tộc Việt Nam tới hai thảm hoạ :

1/. Thảm hoạ môi trường : Tây Nguyên sẽ bị huỷ diệt, 6000 quả đồi với diện tích 600.000 ha mà 29 dân tộc thiểu số đang sinh sống sẽ bị bùn đỏ sa mạc hoá, cây rừng Tây Nguyên sẽ bị tàn phá, dẫn đến nguy cơ hạn hán, lủ quét, lủ ống cho cả vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nguy hiểm hơn nữa là hàng trăm con suối bị ô nhiểm dẫn đến ô nhiểm các con sông ở Đồng Nai, Bình Dương và Thành Phố Sài Gòn.

2/. Thảm hoạ quốc phòng : Tây Nguyên là trọng điểm chiến lược, là yết hầu quân sự cho việc phòng ngự Việt Nam trên ngã ba biên giới Việt-Lào-Campuchia. Năm 1975, Việt Nam Cọng Hoà thất thủ Tây Nguyên, dẫn đến việc thất thủ toàn bộ Miền Nam Việt Nam, bài học lịch sử ấy đã chứng minh tầm quan trọng của vùng đất Hoàng Triều Cương Thổ trên mặt trận quốc phòng.Hàng chục ngàn người Trung Quốc sẽ tới Tây Nguyên dựng làng lập ấp để khai thác boxit, chúng ta không thể không ghi ngờ rằng họ là những đội quân tiên phong của Trung Quốc trong kế hoạch xâm chiếm Việt Nam.Ngày xưa, trước hiểm hoạ xâm lăng, Triều Đình đã kêu gọi :
TOÀN DÂN NGHE CHĂNG SƠN HÀ NGUY BIẾN !Lời hiệu triệu ấy đã chìm vào quá khứ vì nhà nước Việt Nam hiện nay “không là Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tôn, Lê Thái Tổ” mà là Đảng Cọng Sản Việt Nam, vừa là đồng chí vừa là anh em của đảng Cọng Sản Trung Quốc.Cho nên Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thay mặt 85 triệu Dân Việt Nam kêu lên một tiếng kêu thống thiết :
ĐẢNG ƠI NGHE CHĂNG SƠN HÀ NGUY BIẾN
Đó là cốt tuỷ của LỜI KÊU GỌI MỘT THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA-BẤT TUÂN DÂN SỰ.
Thưa tất cả Anh Chị Em.Theo Hiến Chương GHPGVNTN, Tổng Vụ Thanh Niên có 6 ngành :
- Gia Đình Phật Tử Vụ
- Học sinh Phật Tử Vụ
- Sinh Viên Phật Tử Vụ
- Hướng Đạo Phật Tử Vụ
- Thanh Niên Phật Tử Vụ
- Thanh Niên Phật Tử Thiện Chí Vụ
Sau Năm 1975 chỉ còn Gia Đình Phật Tử tồn tại trong hoàn cảnh nghiệt ngả của Pháp nạn và Quốc nạn, các ngành khác vì thời cuộc mà phải ngưng sinh hoat, nhưng tôi tin rằng tinh thần của anh chị em vẫn được un đúc trong niềm tin chánh pháp.Vì vậy nhân ngày Hoà Thượng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Kiêm Viên Trưởng Viện Hoá Đạo ban hành lời kêu gọi MỘT THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA-BẤT TUÂN DÂN SỰ, Tôi xin khẩn thiết yêu cầu :- Đối với Gia Đình Phật Tử trong cũng như ngoài nước : Tôi đề nghị Ban Hướng Dẫn các Cấp động viên anh chị em Huynh Trưởng và đoàn sinh tích cực thực hành lời kêu gọi của Hoà Thượng XLTV/VTT kiêm VTR/ VHĐ/GHPGVNTN.- Đối với các ngành khác :Tôi kêu gọi anh chị em Phật tử trong hàng ngủ Sinh Viên, Học Sinh, Hướng Đạo, Thanh Niên, hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình với non sông đất nước, với đồng bào ruột thịt trước hiểm hoạ Trung Quốc xâm lược, và trước thái độ đồng loã của chính quyền Việt Nam :

- Hãy tự mình HƯỞNG ỨNG LỜI KÊU GỌI CỦA HOÀ THƯỢNG XLTV/VTT kiêm VT/VHĐ/GHPGVNTN.
- Đồng thời vân động gia đình, bà con và nhất là anh chị em bạn bè trong các Trường Đại Học, các Trường Trung Học, hãy thực hiện MỘT THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA
-BẤT TUÂN DÂN SỰ để góp phần bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ toàn vẹn non sông.Tôi cũng hy vọng rằng đây là cơ duyên để anh chị em đoàn kết, khôi phục lại tổ chức của mình để phục vụ Chánh Pháp, phục vụ Xã Hội.
XIN THÂN ÁI KÍNH CHÀO TRONG NIỀM MONG ƯỚC VÀ TIN TƯỞNG.
Giác Minh, ngày 01 tháng 4 năm 2009(ấn ký) TỲ KHEO THÍCH THANH QUANG
Bản sao kính trình :VP Viện Hoá Đạo GHPGVNTN, kính xin chuyển trình :-Hoà Thượng Viện Trưởng VH/GHPGVNTN-Hoà Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN-VPII Viện Hoá Đạo.-PTTPGQT-Lưu./.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHÂTVIỆN HÓA ĐẠOTỔNG VỤ THANH NIÊNGIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAMVP : Chùa Giác Minh - K356/42 Đường Hoàng Diệu - Thành Phố Đà Nẵng
TÂM THƯVụ trưởng Gia Đình Phật tử VụGIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAMKÍNH GỞI Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử các cấp Anh Chị Em Huynh trưởng Gia Đính Phật tử các cấp Quốc nội và Hải ngoại
Trích yếu : V/v Gia Đình Phật tử Việt Nam nguyện hậu thuẫn Lời Kêu Gọi của Đại lão Hòa thượng XLTV Viện Tăng thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN : Thực hành Một tháng Biểu tình Tại gia – Bất tuân dân sựKính thưa toàn thể Anh Chị EmNhân danh Vụ Trưởng Gia Đình Phật Tử Vụ Gia Đình Phật Tử Việt Nam, tôi xin gởi Tâm Thư đến toàn Thể Anh Chị Em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử các cấp từ Quốc Nội ra đến Hải Ngoại không phân biệt Truyền Thống, Phân Ban hay tiếm danh Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng, dù đứng trên quan điểm nào khi mặc Áo Lam, đeo Hoa Sen Trắng, người Huynh Trưởng phải thể hiện sứ mệnh của mình đối với Đạo Pháp và Dân Tộc nhất là trong giai đoạn hiện tại. Với sứ mệnh đó, Người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử không thể thờ ơ trước những diễn biến lịch sử có thể dẫn đến nguy cơ mất nước trong một tương lai rất gần.Một nền Văn Hiến của Dân Tộc đã bị thay thế bằng một chủ thuyết vong bản, đưa đất nước Việt Nam vào những thảm hoạ triền miên trong suốt 7 thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cọng Sản Việt Nam.Từ chủ thuyết vong bản đó, Cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cọng dẫn đến sự hy sinh đau đớn của những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cọng Hoà năm 1974 trong cuộc chiến Hoàng Sa và những chiến sĩ Hải Quân Nhân Dân Việt Nam năm 1988 trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa.Bài học Chiến Tranh Biên Giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, trên 50 ngàn dân quân cán chính của Việt Nam đã hy sinh vẫn chưa làm cho nhà cầm quyền Việt Nam tỉnh ngộ trước hiểm hoạ bành trướng Bắc Kinh.Giờ đây cũng với chủ thuyết vong bản đó, Thủ Tướng Nước Cọng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không những im lặng để cho Trung Cọng thành lập Huyện Đảo Tam Sa, sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ của họ, tạo nên một Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc trên Biển Đông, lại còn tuyên bố “khai thác bôxit Tây Nguyên là chủ tương lớn của Đảng” và đã rước nhà thầu Trung Quốc vào Tây Nguyên ! bất chấp sự khuyến cáo của cộng đồng Quốc Tế, của các nhà khoa học, các nhà quân sự, các đại diện dân sự Việt Nam tại Quốc Nội và Hải Ngoại.Hành động của Cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng trong quá khứ và hành động của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hiện tại đều do Đảng Cọng Sản Việt Nam chỉ đạo, Đảng Cọng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước Toàn Dân.Nếu Nhà Nước Việt Nam không vì quyền lợi của Tổ Quốc mà dừng tay lại thì Dân Tộc Việt Nam sẽ gánh chịu một thảm hoạ môi trường và một thảm hoạ quốc phòng khủng khiếp !
1./ THẢM HOẠ MÔI TRƯỜNG :“Tây Nguyên sẽ bị tàn phá, bùn đỏ thải ra từ việc khai thác boxit sẽ sa mạc hoá trên 6000 quả đồi với diện tích trên 600.000 hecta, phủ lấp hàng nghìn buôn làng, nơi sinh sống của 29 dân tộc ít người. Cây rừng Tây Nguyên sẽ bị huỷ diệt, thảm nạn lũ quét, lũ ống tất nhiên sẽ khốc liệt. Hàng trăm con sông con suối Tây Nguyên sẽ bị ô nhiễm, các vùng Đồng Nai, Bình Dương, Sài gòn sẽ cùng chung số phận.”

2/. THẢM HOẠ QUỐC PHÒNG :“Tây Nguyên là vùng chiến lược, là yết hầu quân sự cho việc phòng ngự Việt Nam trên ngã ba biên giới Việt-Miên-Lào. Năm 1975 Việt Nam Cọng Hoà thất thủ Tây Nguyên dẫn đến thất thủ toàn bộ miền Nam Việt Nam. Bài học lịch sử ấy là một minh chứng hùng hồn cho tầm quan trọng của vùng Hoàng Triều Cương Thổ trên mặt trận quốc phòng”.Hàng ngàn người Trung Quốc đã đến và sẽ đến Tây Nguyên. Những làng người Hoa đã mọc lên án ngữ vùng trọng điểm chiến lược nầy. Chúng ta không thể không cảnh giác đây là những đaọ quân tiên phong của Trung Cọng trong kế hoạch xâm chiếm Việt Nam.Đứng trước nguy cơ đó, Hoà Thượng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã ban hành lời kêu gọi toàn dân BẤT TUÂN DÂN SỰ- Nông Dân không ra đồng - Công Nhân không đến xưởng - Thương Gia,Tiểu Thương không đến chợ - Sinh Viên, Học Sinh không đến trường, thực hiện một cuộc BIỂU TÌNH TẠI GIA trong tháng 5 năm 2009 nầy, tạo điều kiện cho toàn dân cất lên tiếng nói của mình đối với vận mênh đất nước một cách công khai và hợp pháp.Đây là một chủ trương cách mạng của GHPGVNTN :
- Chuyển hoá công cuộc đấu tranh dân chủ của các tổ chức đảng phái chính trị của thế kỷ trước thành một tiến trình toàn dân, ai cũng có thể tham gia.
- Chuyển hoá công cuộc cuộc đấu tranh bí mật bạo động của thế kỷ trước thành hành động công dân bất bạo động công khai.
- Chuyển hoá tinh thần trách nhiệm đối với Tổ Quốc từ thiểu số tinh hoa thành trách nhiệm toàn dân theo tinh thần lịch sử Việt Nam.
- Chuyển hoá đấu tranh quân sự, chính trị lật đổ thành đấu tranh chuyển hoá toàn diện đất nước trên tinh thần từ bi của Đạo Phật.Với tinh thần nêu trên, tôi kêu gọi Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử các cấp thực hiện các điểm sau :
A/. CÁ NHÂN :
1/. Đối với bản thân, đoàn viên Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Quốc Nội và Hải Ngoại khâm tuân lời kêu gọi BẤT TUÂN DÂN SỰ, BIỂU TÌNH TẠI GIA trong tháng 5 năm 2009 do Hoà Thượng Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN ban hành, để thực hiện mục đích Góp Phần Xây Dựng Xã Hội của Gia Đình Phật tử Việt Nam.
2/. Đối với Gia Đình, hãy động viên những người thân thuộc vượt qua nỗi sợ hãi triền miên trước mạng lưới Công An trị thực hiện Lời Kêu gọi nói trên, thể hiện quyền công dân hợp pháp của mình.
3/. Đối với xã hội, hãy giải thích cho đồng sự của mình (vì Gia Đình Phật Tử có đại diện đầy đủ các thành phần xã hội) hiểu ý nghĩa Lời Kêu gọi nói trên và vận động các đồng sự tham gia MỘT THÁNG BẤT TUÂN DÂN SỰ - BIỂU TÌNH TẠI GIA để kêu gọi Nhà Nước hãy dừng khai thác boxit Tây Nguyên, cứu vãn thảm hoạ của Dân Tộc.
B/. ĐƠN VỊ
1/. Hãy tổ chức học tập Lời Kêu Gọi của Hoà Thượng XLTV Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN để tất cả Đoàn Viên hiểu rõ hiểm hoạ môi trường và quốc phòng qua việc khai thác boxit Tây Nguyên.
2/. Tại các buổi Lễ Phật hằng tuần, có một phút tưởng niệm Chư Anh Linh Tiền Bối đã hiến mình cho công cuộc dựng nước và giữ nước, cầu nguyện Hồn Thiêng Sông Núi, Long Thần Hộ Pháp, hộ trì cho Dân Tộc Việt Nam vượt qua đại nạn nô lệ Bắc Phương có thể hằng ngàn năm chứ không phải một ngàn năm như trong quá khứ.Xin Thân ái kính chào Quí Anh Chị Em trên tinh thần BI TRÍ DŨNG của GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM.
PL 2552, Giác Minh, Ngày 7 tháng 3 năm Kỷ SửuGhi nhớ công ơn Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám,người sáng lập GĐPTVN nhân ngày huý kỵ của Người.Vụ trưởngGia Đình Phật tửGia Đình Phật tử Việt NamNguyên Chánh Lê Công Cầu
Bản Sao Kính Trình :- VP Viện Hoá Đạo GHPGVNTNđồng thời kính xin VP chuyển trình :- Hoà Thượng Viện Trưởng VHĐ/GHPGVNTN- VP II Viện Hoá Đạo/GHPGVNTN- Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế (kính xin phổ biến)- HT Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN- TT Tổng Vụ Trưởng TVTN/VHĐ/GHPGVNTN- Chư Tôn Cố Vấn Giáo Hạnh GĐPT/VN- Lưu./.
(1) Nguyên văn “Lời Kêu gọi một tháng Biểu tình Tại gia” bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp quý vị có thể tìm thấy trên Trang nhà Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế : http://www.queme.net

Monday, April 6, 2009

12 Dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi Yahoo, Google, Microsoft bảo vệ quyền tự do phát biểu
Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ

Các bài liên hệ:
Phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy về chiến dịch Vận động Tự do Thông tin Mạng

Cùng tác giả:
8 Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Kêu Gọi Ông Nguyễn Tấn Dũng Thả Các Nhà Dân Chủ
Thư Lên Tiếng Của 12 Dân Biểu Hoa Kỳ
Thư Lên Tiếng Của 11 Dân Biểu Hoa Kỳ

Ban biên tập web Việt Tân: Trước những gia tăng kiểm soát internet và đàn áp bắt bớ các bloggers của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, người Việt tại Hoa Kỳ đã vận động các vị dân cử Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi các công ty Internet quốc tế tiếp tục bảo vệ quyền tự do phát biểu. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2009, 12 vị dân biểu Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã ký tên chung trong một lá thư gửi cho các công ty Yahoo, Microsoft, Google. Nội dung lá thư như sau.
Hạ Viện Quốc Hội Hoa KỳNgày 31, Tháng 3 năm 2009

Kính gửi Bà Carol BartzChủ tịch và Tổng Giám Đốc Yahoo!701 First AvenueSunnyvale, CA 94089

Thưa Bà Bartz,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm của chúng tôi về tình trạng ngày một tồi tệ hơn của việc giới hạn xử dụng internet tại Việt Nam. Theo các báo cáo của truyền thông thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa ra những quyết nghị để ngăn chặn các blog và kết tội những phát biểu ôn hoà. Năm ngoái, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã công bố một sắc lệnh buộc tất cả những dịch vụ internet phải cung cấp các thông tin liên quan đến những người xử dụng internet vi phạm các lệnh cấm của Bộ Thông Tin. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những bản tường trình nói rằng Bộ Thông Tin và Truyền Thông của nhà nước Việt Nam có thể sẽ yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ internet lớn để nhờ giúp đỡ trong việc kiểm soát internet.

Chúng tôi được biết rằng Microsoft, Yahoo và Google đã tham gia vào Global Network Initiative là một nỗ lực để bảo vệ quyền tự do phát biểu và quyền riêng tư khi xử dụng các kỹ thuật truyền thông. Chúng tôi muốn được ca ngợi Quý Vị về sáng kiến nói trên trong vai trò Dân Biểu Quốc Hội. Việc làm đó đã nói lên nỗ lực tôn trọng quyền tự do xử dụng internet của Quý Vị bất chấp những áp lực đến từ các chính phủ độc tài. Chúng tôi vui mừng thấy Quý Vị chia sẻ quan điểm của chúng tôi là việc bảo vệ quyền tự do phát biểu và quyền riêng tư khi xử dụng kỹ thuật truyền thông là trách nhiệm chung trong xã hội.Internet đã trở thành một nguồn thông tin và liên lạc quan trọng cho người dân Việt Nam. Việc xử dụng rộng rãi các trang blog là một minh chứng cho thấy ước mong được chia sẻ quan điểm một cách tự do của người dân Việt Nam. Theo tạp chí The Financial Times thì “không gian chính trị giới hạn của Vietnam ngày càng nhỏ hơn. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã xuống tay đàn áp cộng đồng mạng đang sinh hoạt rất sống động qua việc đóng cửa các trang mạng cũng như bắt giam những người dùng internet để thách thức Đảng Cộng Sản Việt Nam.Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Quý Vi, trong vai trò Dân Biểu Quốc Hội, hãy bênh vực quyền tự do phát biểu của người dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp các kỹ thuật cho người dân Việt Nam qua hình thức tôn trọng quyền hạn và sự riêng tư của họ.

Kính thư,
Loretta SanchezJoseph “Anh” CaoJames Moran Daniel LungrenEdward RoyceMichael Honda Maurice HincheyMadeleine Bordallo Thaddeus McCotterHank Johnson Neil AbercrombieNiki Tsongas

CC: Bà Hillary Rodham Clinton, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ



US Members of Congress’s Letter to Yahoo, Google and Microsoft

Wednesday, April 1, 2009

LỜI KÊU GỌI MỘT THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
Phật lịch 2552
Số 03 /VHĐ/VT
LỜI KÊU GỌI
MỘT THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA
để chống việc lấy Vàng dân tộc đổi Nhôm nước ngoài
Bất chấp những lời báo động hiểm nguy của các chuyên gia, trí thức về việc khai thác quặng bô-xit ở Tây nguyên, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn một mực tiến hành việc lựa chọn nhà thầu Trung quốc vào Tây nguyên khi khẳng định : “Khai thác bô-xít Tây nguyên là chủ trương của Đảng nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X”, nghĩa là từ năm 2006.
Đảng quyết định. Nhưng toàn dân thì sao?
Toàn dân thông qua ý kiến của các giới chuyên gia, trí thức, học giả… đưa lên báo chí, truyền thông, Internet đều báo động rằng khai thác bô-xít sẽ hủy diệt mầu xanh rừng Tây nguyên, làm thay đổi thổ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan, làm tăng thêm nguy cơ về hạn hán kéo dài, lũ ống, lũ quét sẽ xẩy ra nhiều hơn, đồng thời ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu ở miền Nam Trung bộ, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Saigon. Từ nghìn xưa, mầu xanh rừng Tây nguyên bảo vệ cho việc tích trữ nước trong lòng đất, lọc không khí và điều hòa nhiệt độ toàn vùng. Phá hủy mầu xanh còn là phá hủy nghiêm trọng không những cảnh quan mà sắc thái văn hóa và quyền sống của hàng chục dân tộc ít người trên vùng cao.
Theo các báo cáo khoa học thì quặng bô-xít để sản xuất nhôm không là kim loại chiến lược. Giá trị kinh tế của nhôm không cao hơn việc trồng cây công nghiệp ở Tây nguyên. Bô-xít là tài nguyên khoáng sản có hạn, không tái sinh. Còn cây công nghiệp là nguồn tài nguyên vô hạn và có tái sinh. Ấy là chưa nói đến công nghệ lạc hậu khai thác quặng bô-xít chỉ có ở Trung quốc là công nghệ “ướt”, trong khi các quốc gia tiên tiến đã chuyển công nghệ “ướt” sang công nghệ “khô” trong việc thải bùn đỏ, là nguy cơ gây đại nạn sinh thái cho Tây nguyên, miền Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Bức thư ngỏ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết từ năm 1980 Đảng và nhà nước đã đề nghị khối COMECON, tức khối kinh tế cộng sản Liên xô và Đông Âu, khai thác quặng bô-xít Tây nguyên. Nhưng theo thư ông Giáp thì “khối COMECON đã khuyến nghị Chính phủ ta không nên khai thác bô-xít trên Tây nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung bộ”.
Vì tính chất nguy hại sinh thái và cư dân quanh vùng khai thác bô-xít mà Cục bảo vệ môi trường quốc gia Trung quốc đã đóng cửa 100 mỏ bô-xít trên lãnh thổ Trung quốc từ năm 2004 đến 2008. Tại Ấn độ năm 2004 đã có một phong trào quần chúng lớn rộng nổi dậy biểu tình chống việc khai thác bô-xít tại bang Orissa trên diện tích 1000 hecta làm nguy hại 60.000 cư dân.
Tại Việt Nam hiện nay, chỉ nói đến một cứ điểm Đắk Nông ở phía cực nam Tây nguyên hiện đang có 7 mỏ khai thác bô-xít, tất thấy ngay nguy cơ sa mạc hóa - “bùn đỏ hóa mầu xanh” trên 6000 quả đồi với hàng trăm con suối trên một diện tích 600.000 hecta, nơi cư ngụ 29 dân tộc ít người, chủ yếu là cư dân bản địa người M’Nông. Để khai thác 5,4 tỉ tấn quặng thô bô-xít ở Đắk Nông thì chất thải bùn đỏ sẽ phủ lấp hàng nghìn buôn làng : khi ta biết rằng để có 1 tấn nhôm cần khai thác 4 tấn quặng bô-xít và thải ra môi trường 3 tấn bùn đỏ !
Vấn nạn nêu trên nằm trong lĩnh vực môi trường và sinh thái cho cư dân Tây nguyên. Một vấn đề trầm trọng khủng khiếp khác là nguy cơ an ninh quốc phòng. Tây nguyên là vùng chiến lược, yết hầu quân sự cho việc phòng ngự Việt Nam trên ngã ba biên giới Cam Bốt – Lào – Việt Nam. Việc nhà thầu Trung quốc khai thác quặng bô-xít đã bắt đầu, những làng người Hoa vừa dựng lên ở Tây nguyên, khoảng năm, mười nghìn người Trung quốc sẽ tới : Trọng Thủy đã cưỡng bức Mị Nương trên dãy Trường Sơn. Còn ngoài kia trên biển Đông, Trung quốc cũng đang lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa…
Nguy cơ mất nước bắt đầu.
Lần này không chỉ Bắc thuộc Một Nghìn Năm, mà là Ba Nghìn Năm hay lâu hơn nữa khi lãnh đạo Nước Nhà không là Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ, mà là một chính quyền ly khai dân, lệ thuộc nước ngoài, từ ý thức hệ đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, làm đảo lộn xã hội và nhân văn Việt Nam.
CHỈ CÒN LẠI TIẾNG NÓI CỦA TOÀN DÂN MỚI CÓ CƠ CỨU VÃN. Trước là chận đứng việc lấy Vàng, tức dân tộc, đổi lấy Nhôm ngoại quốc. Sau là bảo vệ sự Vẹn toàn lãnh thổ mà tiền nhân đã đem xương máu gầy dựng. Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi kêu gọi người Việt trong ngoài nước hãy tỏ thái độ trước nguy cơ hủy hoại mầu xanh Tây nguyên và đời sống của người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người trong việc khai thác quặng bô-xít không thông qua nghiên cứu khoa học và kinh tế, mà chỉ vụ vào sự lệ thuộc Bắc phương.
Kính xin người Việt nước ngoài khẩn cấp báo động công luận thế giới về đại nạn sinh thái Tây nguyên, và nguy cơ nối giáo Bắc Kinh trấn đóng yết hầu chiến lược vùng ba biên giới.
Kính xin người Việt trong nước hãy tỏ thái độ bằng cuộc biểu dương BẤT TUÂN DÂN SỰ trong suốt tháng 5 kể từ ngày Lễ Lao động 1.5 sắp tới. Sống dưới chế độ độc tài, công an trị, người dân đã mất quyền biểu tình công cộng nói lên ngưỡng vọng thiết tha suốt 54 năm tại miền Bắc và 34 năm qua tại miền Nam, thì nay hãy BIỂU TÌNH TẠI GIA như một thái độ Bất tuân dân sự : Nông dân không ra đồng, Công nhân không đến xưởng, Thương gia, Tiểu thương không đến chợ, Sinh viên, học sinh không đến trường. Chúng ta có một tháng Tư để chuẩn bị lương thực cho gia đình nhằm thực hiện tháng Năm
BẤT TUÂN DÂN SỰ - BIỂU TÌNH TẠI GIA để đòi hỏi ba yêu sách sau đây :
1. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc nộp hồ sơ xác nhận thềm lục địa của mình theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (UNCLOS) trước ngày quy định của LHQ, là ngày 13 tháng 5 năm 2009, để bảo vệ quyền lợi và lãnh hải tổ quốc. Nếu Đảng và Nhà nước vẫn làm ngơ trước quyền lợi của tổ quốc, thì xin các Cộng đồng Người Việt hải ngoại cấp tốc thành lập Ủy ban Bảo vệ Lãnh hải Việt Nam, thu tập hồ sơ, vận động quốc tế và can thiệp trực tiếp đến Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (UNCLOS) để bảo vệ quê hương.
2. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam công bố toàn bộ nội dung hai bản Hiệp ước Biên giới trên đất liền và trên biển ký kết giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1999 và 2000, kèm theo các bản đồ là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước, để toàn dân được biết sự toàn vẹn lãnh thổ mà tiền nhân đã đem xương máu gầy dựng.
3. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam khẩn cấp triệu tập một Đại hội đại biểu toàn dân bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật cơ khí luyện kim, các chiến lược gia quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc bất phân chính kiến, tôn giáo trong và ngoài nước để cùng nhau thống nhất ý kiến chận đứng việc khai thác quặng bô-xít ở Tây nguyên.
Tháng Năm BẤT TUÂN DÂN SỰ - BIỂU TÌNH TẠI GIA sẽ là thái độ dũng cảm nói lên mối ưu tư Bảo vệ sinh thái và Vẹn toàn lãnh thổ của toàn dân trong giai đoạn cấp cứu của lịch sử. Dân chủ là Tiếng Nói, một tiếng nói đối thoại và tranh luận khi quê hương nguy biến để tiến tới giải pháp cứu nguy dân tộc. Nay là cơ hội và thời điểm sinh tử để Tiếng Nói cất lên thông qua một tháng BIỀU TÌNH TẠI GIA.
Kính xin đồng bào các giới trong nước hưởng ứng THÁNG BIỂU TÌNH TẠI GIA trong suốt tháng 5.2009, và đồng bào các giới ở hải ngoại hưởng ứng bằng việc không về du lịch và không gửi tiền về Việt Nam trong suốt tháng Năm 2009, ngoại trừ những trường hợp riêng tư khẩn cấp hay bất khả.
Kính xin các cơ quan truyền thông, báo chí giúp đỡ chuyển vận Lời kêu gọi này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến các giới đồng bào trong và ngoài nước.
Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 29.3.2009
Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
Kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ

Wednesday, March 18, 2009






Bao giờ nguồn ODA Nhật bản trở lại?

Nguồn hỗ trợ ODA Nhật bản - chi viện chính thức của chính phủ Nhật bản cho nhân dân ta dưới hình thức cho vay dài hạn với lãi xuất ưu đãi, đã bị cắt từ đầu tháng 12-2008. Trên thực tế, nguồn chi viện ấy đã bị chính phủ Nhật treo lại ngay từ giữa tháng 8-2008, khi vụ ăn hối lộ của quan chức Việt nam do công ty Nhật PCI (Pacific Consultant Institute) đưa, lên đến hơn 2 triệu đôla, bị tiết lộ.
Chính phủ Nhật tỏ ra rất hào phóng trong viện trợ cho Việt Nam. Đã 2 năm nay, ODA Nhật bản lên đến mức trên 1 tỷ đôla/năm, luôn dẫn đầu, vượt rất xa mọi nước khác, bao gồm một loạt dự án lớn nhất đất nước về đường xá, cầu cống, hải cảng và khu công nghiệp mũi nhọn, đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao.
Như các nước khác, hỗ trợ Việt nam qui mô lớn, Nhật bản cũng mong các công ty, nhà thầu của Nhật sẽ nhận được những gói thầu lớn, theo đúng pháp luật, có lợi chính đáng cho cả 2 bên. Nhiều lần quốc hội Nhật, báo chí Nhật tỏ ra lo ngại, giận dữ khi một số hỗ trợ ODA lấy từ tiền thuế dân Nhật đóng, giúp vài nước châu Phi bị cắt xén do tệ quan liêu và tham nhũng, làm tha hoá bộ máy cai trị.
Bộ kế hoạch và đầu tư và ngành giao thông vận tải Việt nam hiểu rất rõ vụ hối lộ của PCI cho các quan chức Việt nam gây nên tổn thất và trở ngại to lớn ra sao. Các công trình trọng điểm lớn nhất bị dở dang, đình trệ, vốn bị cạn, công nhân không việc.
Có thể nói từ thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, ngành giao thông, giới làm kinh tế cho đến người dân trong nước đều trông mong - mỗi người do động cơ khác nhau - vốn ODA Nhật bản (dự tính 900 triệu đôla cho năm 2009 này), được nối lại rất sớm.

Từ trái sang phải: cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda, Hoàng Thái tử Nhật Naruhito, Đại sứ hữu nghị đặc biệt (tài tử) Sugi Ryotaro
Đã có nhiều thông tin lạc quan theo hướng ấy.
Nào là từ tháng 1-2009, cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda thăm Hànội đã ủng hộ việc sớm nối lại nguồn ODA.
Nào là Hoàng Thái tử Nhật Naruhito mới thăm Việt Nam tháng trước cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy việc này. Rồi cũng trong dịp này, tài tử trứ danh Sugi Ryotaro với danh nghĩa "đại sứ hữu nghị đặc biệt", cũng chung một ý định, sớm nối ODA Nhật.

Mới đây hãng tin Nhật Kyodo và Việt nam thông tấn xã cùng đưa tin là văn bản về nối lại ODA sẽ có thể ký giữa 2 bên cuối tháng 3, nghĩa là chỉ trong một, hai tuần lễ.
Vậy bà con ta đã có thể trông chờ điều tốt đẹp sắp tới trong quan hệ Nhật - Việt?
Nên thận trọng, kẻo lại bị bất ngờ.
Một số nhà báo Nhật bản bạn cũ của tôi, từ Tokyo và Bangkok, cho biết ý nghĩ của họ trong việc này. Thông tin điều này có thể là có ích.

Họ cho rằng "quả bóng vẫn ở phía chân Việt nam"; "rằng hồ sơ vẫn còn trên bàn của bộ chính trị cộng sản Việt nam"; "rằng mọi sự còn phụ thuộc ở Việt nam có thái độ ra sao đối với bị cáo ăn hối lộ"; "rằng nhiều công ty, nhà thầu Nhật bản lô-by (vận động hành lang) mạnh để sớm nối lại ODA, nhưng ngành ngoại giao và lập pháp ở Nhật vẫn rất nghiêm, họ còn cân nhắc kỹ ".
Một anh bạn Nhật chân thật: "đáng tiếc, thủ tướng của Việt nam hình như ít am hiểu tập quán ngoại giao và tâm lý ngoại giao, ít hiểu văn hoá Nhật chúng tôi trong vụ này".
Trao đổi một hồi trên điện thoại viễn liên, tôi mới vỡ lẽ các bạn Nhật muốn nói gì.
Các bạn Nhật muốn nhắn rằng, với nước Nhật, cần gõ cửa cho đúng. Vì xã hội Nhật phân công rạch ròi, không ai đạp lên chân ai, dễ ngã cả loạt.

Cái kiểu Hànội tranh thủ cựu Thủ tướng Fucuda, rồi tranh thủ Hoàng thái tử Naruhito, săn đón đại sứ hữu nghị đặc biệt Sugi Ryotaro là rất ít hiệu quả. Bởi lẽ, theo tập quán Nhật, thủ tướng đã ra đi sẽ không can thiệp vào việc của thủ tướng kế nhiệm; mọi việc đã bàn giao xong. Hoàng thái tử chỉ lo chuyện lễ nghi và từ thiện, không được, không dám làm gì khác, kỵ nhất là chuyện kinh tế, đấu thầu, tiền bạc, tòa án. Còn Đại sứ "hữu nghị loại đặc biệt", ông ta chỉ có nhiệm vụ cười, cười rộng rãi và dễ dãi, cúi đầu gật gật xã giao cho thật dẻo, và tối kỵ lấn sân sang vị đại sứ toàn quyền chuyên nghiệp. Cứ yên chí cả tin ở các vị này, khéo mà lầm cửa.
Cái "không hay" của thủ tướng Dũng, có thể nói cái "hớ hênh không nên có" của ông Dũng còn là làm mất lòng một nhân vật Nhật bản trực tiếp tham gia quyết định cắt và nối nguồn ODA Nhật cho Việt nam.

Đại sứ Nhật bản tại Hànội, Mitsuo Sakaba
Đó là đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật bản ở Hànội, Mitsuo Sakaba.
Ông M.Sakaba là một nhân vật nhiều triển vọng của ngành ngoại giao Nhật bản. Ông được đào tạo rất bài bản, thành thạo Anh, Pháp, Hoa ngữ... Ông từng là đại sứ Nhật ở UNESCO - Paris trong 2 năm, rồi về Tokyo làm người phát ngôn Bộ ngoại giao Nhật. Các nhà báo Anh, Pháp, Đức, Mỹ... hồi ấy rất "mê" những buổi họp báo của ông Sakaba, bởi ông bao giờ cũng nắm được thực chất câu hỏi của các nhà báo quốc tế để trả lời ngay thật, pha chút hóm hỉnh, thông hiểu, trái ngược với những lưỡi gỗ trơ tráo, tẻ nhạt, nói lấy được của đồng nghiệp ở Bắc kinh và Hànội."
Ông mới đến Hànội tháng 3-2008, đã nổi lên trong giới ngoại giao như một đại sứ năng động, thích văn hoá, ưa thể thao, mê nghiên cứu ẩm thực, đặc biệt rất ham đi những vùng sâu, vùng xa, nặng lòng cứu giúp những vùng nghèo, dân nghèo.
Mới đây, khi ODA lớn bị ngừng, ông chuyển hướng, đích thân xông xáo đôn đốc hơn 30 dự án nhỏ bé, cò con, như dự án xây trường tiểu học xã Mường Khên tỉnh Hoà bình, như dự án giao thông nông thôn cho xã Hương Lâm tỉnh Bắc Giang, mỗi nơi gần 100 ngàn đôla, hoàn thành nhanh, gọn, cùng chính quyền sở tại kiểm soát kỹ, không bị xà xẻo...
Ấy vậy mà ông Dũng không những không tranh thủ ông đại sứ Nhật, lại còn trách móc, đến độ như xúc phạm ông một cách công khai, trước mặt các quan chức và nhà báo quốc tế, trước mặt cả các quan chức Nhật, khi ông vắng mặt.
Theo gợi ý của các bạn Nhật, tôi tìm lại bản tin VN Thông tấn xã ngày 10-2-2009, như sau:
"Chiều 9-2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ hữu nghị đặc biệt Nhật bản-Việt nam Sugi Ryotaro. Đại sứ Sugi vui mừng thông báo với thủ tướng việc Nhật bản sẽ sớm khôi phục lại vốn ODA dành cho Việt nam". Ở đoạn cuối: "Thủ tướng cho rằng nếu chỉ vì nghi vấn (!) một cá nhân của Việt nam trong vụ án tham nhũng liên quan đến vốn ODA mà Nhật bản đơn phương chấm dứt viện trợ ODA cho Việt nam là đáng tiếc (!)".
Với Hoàng Thái tử Naruhito, ông Dũng còn đi xa hơn, mà mách rằng: "việc phía Nhật đơn phương cắt ODA không bàn bạc trước, ngay giữa cuộc họp quốc tế lớn về đầu tư đầu tháng 12-2008 đã làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị Nhật - Việt ".
Ông Dũng hẳn biết rõ - như ông đại sứ Sakaba nói với các báo ở Hànội từ đầu tháng 12 - rằng việc ngừng ODA là theo lệnh trực tiếp từ thủ tướng Nhật đương nhiệm Taro Aso, đại sứ rất tán thành, vì nhiều nghị sỹ Nhật và dân đóng thuế Nhật bất bình sâu sắc về sự việc xảy ra.
Tốt nhất là thủ tướng Việt nam tỏ lời chân thành xin lỗi vì rõ ràng chính phủ Việt nam có trách nhiệm trong quản lý vốn ODA. Không xin lỗi, lại còn trách cứ ngược lại thủ tướng và đại sứ Nhật, và đi nói riêng với với Hoàng thái tử Nhật và với đại sứ hữu nghị Nhật bản, đổ lỗi cho phía Nhật đã gây nên ảnh hưởng xấu trong quan hệ Nhật - Việt! Thật quá đáng. Người đứng đầu chính phủ mà làm công tác đối ngoại kỳ cục, dại dột, không biết điều như vậy.
Với các nhà báo Nhật, ông Dũng còn đi xa hơn, phàn nàn rằng: "đến nay Nhật bản vẫn chưa cung cấp cho phía Việt nam những chứng cứ của vụ việc..."(!)
Các nhà báo Nhật chỉ mỉm cười.
Vì họ biết rõ, chính phía Nhật đã 6 lần gửi từng tập tài liệu hàng nghìn trang gồm: khẩu cung của cơ quan điều tra, lời khai viết của 4 bị cáo Nhật, băng ghi âm trước toà án, lời tả chi tiết về 4 lần giao tiền cho quan chức Việt nam, lên đến 2 triệu 6 đôla, lại còn cử cán bộ điều tra, toà án và bộ tư pháp Nhật sang tận Việt nam để trình bày thêm.

Họ biết rất rõ, bộ tư pháp Nhật đã yêu cầu phía Việt nam trả lời cho 23 câu hỏi, chủ yếu nhất là: - cho đến tháng 12-2008, các bị cáo Việt nam đã nhận hay không nhận có ăn hối lộ của PCI, nếu nhận là bao nhiêu lần, lên đến bao nhiêu? Họ tẩu tán đi đâu? có những ai dính đến vụ án? họ khai và thú nhận những gì rồi?
số tiền ấy được thương lượng ra sao, giữa 2 bên, do ai thương lượng, ngả ngũ ra sao? thủ đoạn giao nhận?
số tiền ấy đã chia cho bao nhiêu người, những ai, chức vụ khi ấy làm gì? thu hồi lại được bao nhiêu?
phía Việt nam bao giờ xử kẻ bị cáo, và cần phía Nhật hợp tác thêm những gì? các ông đánh giá ông Huỳnh Ngọc Sỹ ra sao trong vụ ăn hối lộ này?
Hàng loạt câu hỏi ấy đặt ra gần 4 tháng nay, và vẫn còn chờ trả lời.

Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt giam ngày 12-2-2009
Các bạn nhà báo Nhật cho rằng phía Việt nam đã có những việc làm tuy chậm nhưng đáng hoan nghênh. Đó là lập Uỷ ban hỗn hợp Nhật - Việt cùng nhau thảo thể lệ quản lý nghiêm vốn ODA, thanh tra chất lượng công trình, kiểm tra việc chi tiêu, lập thêm một cơ quan giám sát đấu thầu; bắt tạm giam 2 ông Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Qủa và hứa hẹn sẽ xét xử nghiêm minh vụ án này.

Báo Nhật cũng ghi nhận bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc sang Nhật tháng 2-2009 đã thông báo chính phủ Việt nam đã xếp vụ án ăn hối lộ của PCI là một vụ án trọng điểm, có nghĩa là sẽ được uu tiên xét xử một cách công khai, minh bạch, đúng luật. Phía Nhật chờ từng ngày. Bao giờ?

Báo chí Việt nam vẫn còn bị cấm ngặt không được nói đến vụ án PCI, không được tìm hiểu và đưa tin gì về vụ án đã thành trọng điểm này, cũng như phải quên vụ án PMU18 đi, dù nó đã kéo lê thê hơn 3 năm. Nhà báo chỉ được phép đưa những tin lạc quan, một chiều, rằng cuối tháng 3, hai chính phủ sẽ ký nghị định thư nối lại ODA đang mong chờ; rằng tháng 4, ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh sẽ sang Tokyo giải quyết mọi vướng mắc cho thông suốt ở mức cao nhất với thủ tướng Taro Aso; khi ấy dòng chảy ODA có thể chảy vào thông suốt và dồi dào.
Nhưng vẫn còn một trở ngại. Một trở ngại, không nhỏ chút nào. Hãy nghe ông Đại sứ Mitsuo Sakaba nói với phóng viên VietnamNet chiều ngày 10-3": Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ sự kiện xử lý vụ án ăn hối lộ của công ty Nhật PCI ". Ông nói thêm, vẫn với giọng rất nghiêm nghị: "Tôi đang chờ xem hành động xử lý cụ thể vụ án hối lộ này của phía Việt Nam".

Ai nấy đều biết chính quyền Việt nam đã đánh tráo, từ vụ án "ăn hối lộ của công ty PCI" Nhật thành ra một vụ án hoàn toàn khác là: "lấy nhà công cho công ty Nhật PCI thuê rồi chia tiền cho viên chức cơ quan". Về tư pháp, đây là xét xử án "không đúng vụ việc", "không đúng người", "không đúng tội danh". Đánh tráo vụ án ăn hối lộ lên đến 2 triệu 6 đôla bằng một vụ án hoàn toàn khác, với giá trị 1.200 triệu đồng, bằng 70.000 đôla, chỉ bằng 1 phần 37 vụ án trước.
Một chính phủ, có luật pháp hẳn hoi, có toà án, có viện kiểm sát, có thanh tra chính phủ, còn có cả một ủy ban đặc trách chống tham nhũng, trong một vụ án lớn có quốc tế tham gia theo dõi chặt chẽ, lại giở trò gian lận một cách trắng trợn và lộ liễu đến vậy. Mà vẫn cứ tỉnh bơ!
Phía Nhật đang mong chờ xử vụ án PCI đúng người, đúng tội, đúng luật. Họ sẽ rất chăm chú theo dõi kỹ càng, chặt chẽ, như họ nói.
Nếu như Việt nam lờ đi, chưa xử, mua thời gian, để sau 4 tháng sẽ cho 2 bị cáo về nhà (họ chỉ bị "tạm giam" 4 tháng), hoặc xử qua loa chiếu lệ một vụ án nhỏ thay thế để làm phép, thì chắc hẳn vốn ODA sẽ vẫn còn bị treo lơ lửng. Ông Nông Đức Mạnh không thiếu lý do để nằm nhà.
Nghĩ cho cùng, nước thiếu vốn, xã hội thiếu đường, thiếu cầu, công nhân thiếu việc, nhưng các ông lớn còn có thiếu gì.
Nhưng riêng ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đang rất cần niềm tin, cần uy tín trong vụ này. Ông phải sửa chữa những vụng về hớ hênh của một người đứng đầu chính phủ. Uy tín ông đang xuống thấp.

Năm ngoái ông Dũng đã sai lầm phát lệnh "không được xuất khẩu lúa gạo để làm dự trữ quốc gia, cân bằng lương thực", làm nông dân Nam bộ thiệt 1 tỷ đôla. Ông lại đang lao vào vụ Đác Nông nguy khốn, tiến lui đều khó. Ông lại vừa liều tiên đoán "sang tháng 5 kinh tế Việt nam sẽ khởi sắc", làm cho báo The Economist Anh ngày 5-3 mới rồi kêu lên rằng thủ tướng Việt nam bắt mạch kinh tế như một ông lang băm, rao bán dầu cù là!(nguyên văn: the prime minister Nguyên Tân Dung has predicted that the economy will start to pick up as early as May! As weeks go by, that makes him sound more like a seller of snake-oil than of snake-blood!" .
Trên cương vị Trưởng ban chống tham nhũng của chính phủ, ông Dũng hãy sắn tay áo đôn đốc việc xét xử vụ án trọng điểm PCI này, để từ trong ra ngoài nước đều thấy rõ ông là người "thật sự kiên quyết hành động chống tham nhũng", như ông cam kết.
Nguồn ODA của Nhật có sớm được chắp nối lại hay không là tuỳ thuộc ở hành động của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ở ý chí của bộ chính trị đảng CS trong chống tham nhũng, qua sự xét đoán tỉnh táo, công bằng sau đó của chính phủ Nhật, người giữ hầu bao ODA, luôn ưu ái đến sự chậm tiến và thiệt thòi của dân Việt nam, luôn lo lắng đến một loạt dự án trọng điểm đang dở dang, lâm đại nạn.
Bùi Tín
Paris 16-3-2009

Tuesday, March 17, 2009

Ý Nghĩa Những Cuộc Phản Kháng Của Nông Dân Tại Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai

Trung Điền

Từ đầu năm 2009 cho đến nay, chúng ta đã nghe nói nhiều đến một số địa danh như Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai đã xảy ra những cuộc nổi dậy của nông dân chống lại các hành vi áp chế của cán bộ nhà nước Cộng sản Việt Nam.

JPEG - 28.9 kb
Nông dân Hải Dương phản đối chính quyền cướp ruộng đất

Ngày 4 tháng 1 năm 2009, hơn 1000 nông dân thuộc thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền Huyện Cẩm Giang, Tỉnh Hải Dương đã chiếm trụ sở Ủy Ban nhân dân thôn Hoàng Xá để phản đối những cán bộ Thôn đã cấu kết lừa gạt nông dân cưỡng chiếm đất. Hơn 600 cảnh sát cơ động đã được điều động từ Hải Dương về ứng phó, tạo ra một cuộc xô xát dữ dội khiến cho nhiều công an bị thương.

Ngày 7 tháng 1 năm 2009, hơn 2000 nông dân tại ba xã Xuân Quang, Cao Cửu, Phùng Công thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng đã tập trung trước văn phòng chính phủ phản đối việc nhà nước đã cưỡng chế chiếm hơn 5 ngàn hecta trồng lúa, hoa quả, cây cảnh,… với giá đền bù rẻ mạt, từ 60 ngàn đồng một mét vuông (2006) lên 135 ngàn một mét vuông (2009). Trị giá tương đương với 10 ký gạo theo giá thị trường. Trong khi chính mảnh đất này đã đùm bọc nuôi dưỡng hàng ngàn nông dân qua bao đời nay, với những huê lợi thu vào gấp nhiều lần trên mỗi mét vuông.

JPEG - 48.1 kb
Nông dân tại ba xã Xuân Quang, Cao Cửu, Phùng Công thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng đã tập trung trước văn phòng chính phủ phản đối việc nhà nước đã cưỡng chế chiếm đất. (Nguồn: danlentieng.net)

Cũng trong ngày 7 tháng 1 năm 2009, hơn 500 người dân huyện Thanh Trì, Hà Nội đã cùng nhau phản đối công an huyện đã cưỡng chế không cho bà con nông dân nhóm chợ ngay gần khu di tích Ngọc Sơn để kiếm sống qua ngày trong tình hình kinh tế khó khăn.

Ngày 19 tháng 2 năm 2009, hơn 500 nông dân thuộc xã Long Hưng, Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã tụ tập trước văn phòng Chủ tịch xã để yêu cầu ngưng việc dời hài cốt các mồ mả và chấm dứt việc cưỡng chế chiếm khu đất này để xây dựng khách sạn. Chủ tịch xã bỏ trốn kêu cảnh sát 113 xuống can thiệp, tạo ra một cuộc ẩu đả và nông dân đã phóng hỏa đốt trụ sở xã.

Ngày 4 tháng 3 năm 2009, hơn 500 nông dân thôn Phú Yên và Thôn Nhật Tiến, huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Đông, đã chống lại một nhóm cán bộ do lãnh đạo huyện Chương Mỹ phái đến để cưỡng chế đất của dân, tạo ra một cuộc náo loạn khiến giao thông tại trục đường Hà Đông – Xuân Mai bị tắt nghẽn nhiều tiếng đồng hồ.

JPEG - 54.8 kb
Người dân Xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội chống chính quyền cướp đất của dân. (Nguồn: Dân Lên Tiếng)

Các cuộc phản kháng của hàng trăm, hàng ngàn nông dân tại các địa phương nói trên cho đến nay vẫn còn tiếp tục. Đa số những cuộc phản kháng này liên quan đến ruộng đất - gia sản duy nhất của nông dân Việt Nam - đang gặp nguy cơ bị chiếm đoạt với giá rẻ mạt bởi sự a tòng của cán bộ Cộng sản từ điạ phương đến trung ương. Núp dưới chủ trương ‘quy hoạch hóa’, cán bộ cộng sản tại nhiều điạ phương đã cấu kết với một số nhà đầu tư lập ra một số dự án xây dựng ma để cưỡng chiếm ruộng đất, nhà cửa của người dân. Sau khi cưỡng chiếm đất xong, cán bộ địa phương lại a tòng với kẻ mạo danh đầu tư lúc đầu, đem bán giá cao hơn gấp nhiều lần cho những chủ đầu tư mới. Khi nông dân phát hiện ra việc bị chính quyền làm trung gian cưỡng chế bán giá rẻ mạt thì những cuộc phản kháng bùng nổ. Ngoài ra, cũng có những khu đất sau khi cưỡng chiếm xong, họ đã rào lại để chờ bán; trong khi nông dân bị cưỡng chiếm đất phải dời đi nơi khác mà tìm không ra nơi cư ngụ mới, ruộng đất cũ của mình vẫn tiếp tục bỏ hoang không quy hoạch như dự án đưa ra lúc đầu, họ càng thêm bất mãn và bùng nổ sự phản kháng.

Nhiều người cho đây là sự tham lam của cán bộ địa phương đã a tòng với một số con buôn địa ốc nhằm áp lực nông dân để mua lại ruộng đất của họ với giá rẻ mạt. Sự tham lam này chỉ có thể giải thích trong một vài vụ xảy ra mà thôi. Không thể nào sự tham lam của cán bộ trở thành một hiện tượng dây chuyền xảy ra ở nhiều nơi và liên tục trong nhiều năm vừa qua với phong trào dân oan khiếu kiện khắp toàn quốc. Đây phải coi là một chính sách “ăn cướp” của đảng Cộng sản Việt Nam, vừa do lòng tham, vừa nhằm triệt hạ những nguồn sống của nông dân để đẩy họ vào cuộc sống bấp bênh, phải dựa vào đảng và chính quyền để không trở thành lực lượng đối kháng.

Thay vì đi khiếu kiện theo hình thức cá nhân, nhóm, tại các văn phòng Trung ương chỉ tốn thời giờ và công sức, họ đã phản kháng bằng chính sự đứng dậy của số đông ngay tại địa phương, đối đầu trực tiếp với những cán bộ địa phương.

Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành và tiến chiếm chính quyền từ năm 1945 không phải nhờ vào lực lượng trí thức và công nhân mà chính là lực lượng nông dân. Trong suốt mấy thập niên vừa qua, Cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm mọi cách khống chế nông thôn. Ngay cả ngày hôm nay, trong lúc cổ võ cho nền kinh tế thị trường hàng hoá, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn coi trọng vấn đề kiểm soát Tam Nông: nông thôn – nông nghiệp – nông dân. Hơn một nửa hạ tầng cơ sở của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang nằm ở nông thôn. Chính vì thế mà họ phải giữ nông thôn trong gọng kềm của đảng. Để khống chế nông thôn, Hà Nội luôn luôn tiến hành hai chính sách song hành: 1/ Bưng bít thông tin và 2/ Phủ dụ bằng những bánh vẽ phát triển. Vì không có thông tin và vốn bản chất chân chất, mộc mạc, thụ động trong nhiều thập niên dài, nông dân dễ bị cán bộ cấp địa phương trấn áp và lừa đảo mà không dám phản kháng. Có nhiều nông dân biết mình bị lừa đảo nhưng chỉ phản kháng theo hình thức cá nhân với hiện tượng dân oan đã xảy ra trong nhiều năm qua. Để đối phó với thành phần dân oan, Cộng sản Việt Nam thường áp dụng hình thức hứa cuội hay giải quyết một vài vụ đặc thù rồi dùng đó phủ dụ hầu câu giờ.

Nông dân đã biết hình thức khiếu kiện của dân oan không hiệu quả nhiều. Thay vì đi khiếu kiện theo hình thức cá nhân, nhóm, tại các văn phòng Trung ương chỉ tốn thời giờ và công sức, họ đã phản kháng bằng chính sự đứng dậy của số đông ngay tại địa phương, đối đầu trực tiếp với những cán bộ địa phương. Đây không phải là hình thức phản kháng mới lạ của nông dân. Đã từng có nhiều vụ phản kháng tập thể xảy ra trong quá khứ ở Thái Bình, Thọ Đà, Bắc Giang, Tiền Giang, Đồng Nai nhưng không có sự liên tục vì thiếu thông tin. Ngày nay, nhờ mạng lưới Internet và điện thoại di động, lòng phẫn uất tới mức "tức nước vỡ bờ", cùng với khả năng phối hợp, huy động số lượng đông đảo nông dân tham gia trong các cuộc phản kháng nên đã kéo dài nhiều ngày, liên tục ở nhiều nơi. Điểm đặc biệt là những cuộc phản kháng này đều nhắm vào ngay chính quyền địa phương để cô lập những phần tử lãnh đạo rồi sau đó mới tê liệt hóa phản ứng đàn áp của công an, cảnh sát cơ động.

Nói tóm lại, theo dõi những bản tin loan tải về các cuộc phản kháng của nông dân xảy ra ở nhiều tỉnh miền Bắc và Miền Nam gần đây, chúng ta nhận thấy nông dân đã bắt đầu thay đổi hình thức khiếu kiện sang hình thức trực diện ngay tại chỗ để bày tỏ những yêu sách chính đáng của mình, áp lực cán bộ địa phương phải giải quyết. Nông dân Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai đã biết dùng thế "tiến thoái lưỡng nan" để áp lực chính quyền địa phương ngưng chính sách ăn cướp ruộng đất của dân.

Trung Điền
March 12 2009

Kháng thư của khối 8406, Tố cáo Cộng sản Việt Nam về hiểm họa cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Khẩn cấp phát động phong trào cứu nguy Đất nước!

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam và Cộng đồng Dân chủ Thế giới, Kể từ sau khi thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167 ngày 01-11-2007 cho phép các nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án kéo dài từ 2007 đến 2015 nhằm khai thác quặng bauxite và sản xuất nhôm công suất 1.2 triệu tấn/năm tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông), nhiều giới Đồng bào đã lên tiếng cảnh báo về những hiểm họa có thể xảy đến cho vùng Tây Nguyên và cho cả nước. Trong cuộc họp báo đầu năm nay, vào ngày 04-02-2009, thủ tướng CSVN lại tuyên bố rằng việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, một lời tuyên bố cho thấy bộ Chính trị đảng CSVN, bất chấp những tiếng nói có uy tín trong lãnh vực khoa học, môi trường, văn hóa, xã hội, quân sự, an ninh, quốc phòng…, bất chấp tiếng nói đòi quyền sống của nhân dân, đặc biệt các Dân tộc thiểu số…, vẫn tiếp tục dự án này, vốn gây nhiều tranh cãi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất lớn lao cho đất nước.

Theo ý kiến của các nhà khoa học và văn hóa (cụ thể qua bài “10 lý do đề nghị tạm dừng dự án bauxite Tây Nguyên” của Tiến sĩ Nguyễn Đông Hải, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn ngày 13-01-2009) thì (1) việc triển khai các dự án bauxite là không cần thiết, (2) không làm tăng ngân sách địa phương, (3) không hề có hiệu quả kinh tế, (4) phải đầu tư xây dựng một hệ thống đường sắt và cảng biển lãng phí, (5) không an toàn về môi sinh, (6) không phù hợp với năng lực của Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam là chủ đầu tư, (7) không đảm bảo sinh kế cho các đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, (8) không phát triển bền vững Tây Nguyên, (9) không mang tính công khai minh bạch, (10) không tuân thủ Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường. Tóm lại là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chẳng có lời mà chỉ có lỗ, lỗ lớn về mặt kinh tế, môi sinh, văn hóa, xã hội, chính trị cho toàn vùng và toàn nước.

Rồi theo ý kiến của các nhà quân sự và chính trị (cụ thể qua lá thư của thiếu tướng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ tại Bắc Kinh, viết khoảng tháng 02-2009), thì việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên tiềm ẩn mối nguy về an ninh đất nước. Mới đây, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ hải quân hùng mạnh ở Tam Á đảo Hải Nam không phải để chống kẻ thù xâm lược nào mà là để đe dọa Việt Nam và sẵn sàng chờ thời cơ thôn tính nốt Trường Sa của chúng ta, sau khi đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974. Nay đảng và nhà cầm quyền CSVN lại để Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ có năm bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc (rồi có thể nhiều hơn nữa) đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một "thị trấn Trung Hoa", một "căn cứ quân sự Trung Cộng" trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của Tổ quốc. Tất cả mọi chiến lược gia Việt Nam hay ngoại quốc từ xưa đến nay đều biết rằng Tây Nguyên là “nóc nhà của Đông Dương”, là yếu huyệt sinh tử, ai chiếm được nó là làm chủ toàn bộ Việt Miên Lào.

Vậy là đảng và nhà cầm quyền CSVN, từ trước tới nay, đã cam tâm nhượng cho Trung Quốc Ải Nam quan, nhiều cao điểm chiến lược ở biên giới Việt Trung là tiền đồn phía Bắc, quần đảo Hoàng Sa và một phần lớn quần đảo Trường Sa cùng chục ngàn cây số vuông biển ở Vịnh Bắc bộ là tiền đồn phía Đông. Mới đây, tháng 7-2008, CSVN lại im lặng trước việc Trung Quốc áp lực hãng dầu khí Mỹ Exxon Mobil phải rút lui, không được hợp tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò ở lòng chảo đảo Côn Sơn, một dạng tiền đồn phía Nam của đất nước. Và bây giờ, dưới chiêu bài “khai thác mỏ bauxite”, CSVN đang âm mưu bán đứt Tây Nguyên, tiền đồn phía Tây hết sức quan trọng của Tổ quốc cho kẻ thù xâm lăng truyền kiếp của Dân tộc.

Từ đó chúng ta thấy rằng việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chỉ là “diện”, là cái cớ bên ngoài, còn việc Trung Cộng chiếm hữu vùng đất đó làm căn cứ để thanh toán Việt Nam trong tương lai gần là “điểm”, là thực chất bên trong.

Chuỗi hành động lạ lùng và nguy hiểm này chỉ xuất phát từ một động cơ duy nhất: “mãi quốc cầu vinh” hầu kéo dài độc quyền thống trị đất nước để có thể vơ vét tài sản của người dân lâu chừng nào có thể! Như các thế hệ lãnh đạo trước đó trong đảng CSVN, nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay, chủ yếu là 15 thành viên Bộ chính trị khóa 10, cũng là những con buôn chính trị mạt hạng nhất, đáng tởm nhất mà dân tộc và thời đại đã và đang chứng kiến! Biết rất rõ bản chất bá quyền nước lớn của Trung cộng, luôn muốn thôn tính Việt Nam từ bấy lâu nay, họ đã từng tuyên bố cách đây 30 năm, sau cuộc chiến biên giới 1979 rằng: “Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dầu được ngụy trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, khuất phục nhân dân Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam–Trung Quốc trong 30 năm qua”, do Bộ ngoại giao CHXHCN Việt Nam công bố. Nhà xb Sự Thật, 1979, trang 24). Thế nhưng sau khi chỗ dựa Liên xô sụp đổ, CSVN lại trở về hàng phục CSTQ một cách khiếp nhược, thích thú và hãnh diện với những lời khen tặng kiểu xoa đầu của “thiên triều Đại Hán”, qua “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt”!

● Trước sự việc trên, Khối 8406 chúng tôi tha thiết kêu gọi Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước ý thức về nguy cơ khôn lường có thể dẫn đến mất nước này của Dân tộc (tương tự như dân Tây Tạng); đồng thời xin làm sống dậy tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể nơi các tôn giáo, các chính đảng, các giới trí thức, sinh viên, công nhân, nông dân… trước nguy cơ mất nước này. Với Kháng thư này, Khối 8406 chúng tôi:

Thứ nhất : Cực lực tố cáo âm mưu thâm hiểm của bá quyền nước lớn Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, từ hàng ngàn năm nay không ngừng nuôi mộng thôn tính Việt Nam và nay đang ngang nhiên coi thường quốc tế để ngoạm dần đất biển Tổ quốc cũng như xâm lăng về mặt văn hóa, chính trị, xã hội.

Thứ hai : Cực lực lên án hành động “mãi quốc cầu vinh” cách ngang nhiên táo tợn của đảng CSVN, cụ thể là Bộ chính trị. Hành động bán nước này đã khởi sự từ Công hàm ô nhục năm 1958, qua hai Hiệp định lãnh thổ và lãnh hải năm 1999 rồi 2000, đến lễ hoàn thành việc cắm mốc biên giới phía Bắc cuối năm 2008 mới rồi.

Thứ 3 : Kêu gọi Đồng bào Tây Nguyên, cụ thể ở Ðắc Nông và Lâm Đồng xuống đường, chống đối đến cùng việc Cộng sản cướp đất đai của Đồng bào để khai thác mỏ; nhất định không bỏ đi, không di dời, không làm tôi mọi cho CSVN và CSTQ.

Thứ 4 : Kêu gọi Đồng bào trong nước, từ các bậc tu hành, các nhà trí thức, các chiến sĩ dân chủ, đến giới công nhân viên chức, giới sinh viên học sinh… hãy đồng loạt lên tiếng để đòi lại danh dự cho Dân tộc đang bị chà đạp, để bảo vệ an ninh cho Tổ quốc đang bị coi thường bởi một nhóm lãnh đạo hèn nhát, khiếp nhược, công khai làm nô lệ cho kẻ thù!

Thứ 5 : Kêu gọi Quốc hội, lực lượng công an, lực lượng quân đội đừng hèn đến mức chấp nhận trở thành công cụ của Bộ chính trị, sẵn sàng tiếp tay cho bọn chúng ức hiếp, cướp bóc đất đai và tài sản của người dân để dâng hiến cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Trái lại, hãy can đảm và anh dũng đứng về phía nhân dân, hãy nghĩ đến vận mệnh của giống nòi, bênh vực quyền lợi của Tổ quốc, bảo toàn danh dự của chính mình và của Dân tộc.

Thứ 6 : Kêu gọi Đồng bào hải ngoại (a) phổ biến tin tức về Quốc nạn và Quốc họa này cho mọi người Việt khắp nơi trên mọi phương tiện thông tin để ai nấy cùng ý thức trách nhiệm trước hiểm họa mất nước; (b) tố cáo mưu đồ xâm lăng của Trung Cộng trước Liên Hiệp Quốc, các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các Thân hữu ngoại quốc năm châu: (c) tổ chức biểu tình liên tục trước các tòa Đại sứ, lãnh sự của CSTQ lẫn CSVN trên toàn thế giới. Ngoài những cuộc biểu tình riêng biệt, xin hãy tổ chức đồng loạt tổng biểu tình khắp nơi vào ngày 08-04-2009, ngày chào mừng 3 năm thành lập Khối đấu tranh cho Tự do Dân chủ 8406, và ngày 30-04-2009, ngày tưởng niệm 34 năm miền Nam rơi vào tay Cộng sản.

Thứ 7 : Kêu gọi toàn thể Đồng bào trong và ngoài nước cùng tham gia Chiến dịch lấy chữ ký phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh và nhà cầm quyền Hà Nội đang đồng lõa gây hiểm họa cho Tây Nguyên và cho cả Việt Nam.

Hãy dũng cảm vùng lên, Đồng bào Việt Nam ơi!

Ðả đảo đảng CS Việt Nam bán nước cầu vinh!

Ðả đảo đảng CS Trung Quốc xâm lăng Đất tổ!

Làm tại Việt Nam ngày 15 tháng 03 năm 2009.

Ban điều hành lâm thời Khối 8406.

1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn, Việt Nam.

2- Trung tá Trần Anh Kim, Thái Bình, Việt Nam.

3- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế, Việt Nam.

4- Giáo sư Nguyễn Chính Kết (đang vận động dân chủ tại hải ngoại) (trong sự hiệp thông của linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều chiến sĩ dân chủ khác, hiện còn đang bị giam cầm trong lao tù cộng sản.)

Thursday, March 12, 2009

Chủ nghĩa anh hùng trong "Ma Chiến Hữu"?
Trần Mạnh Hảo


Cùng tác giả:
Thư Ngỏ Gửi Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Ðào Tạo Bùi Thiện Nhân
Ban Biên Tập: bài viết của Trần Mạnh Hảo gửi cho nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, tác giả quyển sách "Ma Chiến Hữu" đang gây xôn xao dư luận Việt Nam

Nhà văn Trần Mạnh Hảo
Thưa ông Mạc Ngôn, nhà văn quân đội Trung Quốc
Chúng tôi vừa được đọc cuốn truyện Ma chiến hữu của ông in ở Việt Nam do Trần Trung Hỷ dịch từ cuốn Chiến hữu trùng phùng, nhà xuất bản Văn Học & Công ty văn hóa Phương Nam ấn hành với lời đề từ (đề dẫn) ở bìa lót và bìa bốn sách, rằng:
“Một cách nghĩ khác về chiến tranh. Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng. Cuộc đối thoại giữa hai cõi âm và dương, sự vương lụy giữa con người và ma quỷ…”
Thưa ông Mạc Ngôn, quả là những người dịch và in sách này ở Việt Nam hiểu rất rõ dụng ý của ông, rằng Ma chiến hữu là cuốn sách ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của binh lính Trung Quốc ngày 17-2-1979 đã tràn hàng vạn quân sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học” như lời lãnh tụ Đặng Tiểu Bình của các ông phán dạy. Hàng vạn binh lính “anh hùng” của các ông đã dùng đại pháo, xe tăng, AK, dao găm, lựu đạn dạy cho Việt Nam một bài học máu bằng cuộc đại tàn sát dân lành và phá huỷ nhiều thành phố làng mạc Việt Nam.
Những ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh đánh vào Việt Nam ở khắp chiều dài biên giới phía bắc ấy, không biết nhà văn quân đội Mạc Ngôn có đi theo tổng hành dinh tướng Hứa Thế Hữu xem “Hoa quân nhập Việt” hoành tráng dường nào không? Riêng bản thân chúng tôi, khi nghe tin Trung Quốc đánh Việt Nam, đã bay từ Sài Gòn ra và sớm có mặt ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… chứng kiến cuộc chiến tranh xâm lược vô cùng tàn bạo của quân đội các ông chống dân tộc Việt Nam chúng tôi.
Thưa ông Mạc Ngôn, một nhà văn chân chính dứt khoát phải là một nhà văn yêu nước. Là con dân của một đất nước suốt hàng mấy nghìn năm bị các triều đại phong kiến Trung Hoa thay nhau xâm lược nên chúng tôi đồng cảm sâu sắc với lòng căm thù của nhà văn Mạc Ngôn trước quân đội Nhật hoàng từng xua quân sang xâm lược Trung Quốc trong hầu hết tác phẩm của ông. Ngay trong cuốn Ma chiến hữu viết ca ngợi quân đội Trung Quốc xâm lấn Việt Nam này, ông cũng vẫn không quên mối thù với quân xâm lược Nhật. Ở trang 113, trong câu chuyện của các hồn ma lính Trung Quốc, ông viết như sau:
“Năm 1938 ấy, quỷ dữ tiến vào đất Trung Nguyên, chúng chiếm Lư Cầu Kiều rồi chiếm Sơn Hải quan, đường xe lửa vươn về đến Tế Nam…”
Khi tiến quân xâm lược Trung Quốc, quân đội Nhật hoàng cũng lấy lí do tự vệ, giống hệt như khi “Hoa quân nhập Việt” tháng 2-1979 bằng mưa pháo, xe tăng và chiến dịch biển người… với lí do là Trung Quốc tự vệ nên phải tiến đánh Việt Nam! Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, chưa bao giờ có chuyện ngược đời là Việt Nam đe dọa Trung Quốc, mà chỉ thấy quân đội từ Ân, Thương, Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Tàu Tưởng, Tàu Cộng đe dọa và xâm lăng Việt Nam mà thôi.
Hẳn ông Mạc Ngôn biết rằng cho đến nay, người Trung Quốc chưa nguôi quên hận xâm lăng Nhật Bản từ hơn 70 năm đã qua. Đến nỗi, khi các vị thủ tướng Nhật đến thăm đền thờ tướng lĩnh và quân đội Nhật hoàng “hi sinh” ở Tôkiô trong chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Trung Quốc đã phản ứng rất quyết liệt…

Lính Trung Quốc kiểm tra xác binh sĩ Việt Nam trong trận chiến Việt-Trung 1979. (Nguồn: Quốc Phòng Trung Quốc)
Hành vi xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam năm 1979 khác gì hành vi đánh chiếm Trung Quốc của quân đội Nhật hoàng 70 năm xưa? Mối thù với “quỷ dữ” Trung Quốc xâm lăng Việt Nam vẫn còn ngùn ngụt trong lòng chúng tôi và nhân dân Việt Nam. Cho phép tôi mượn chữ “quỷ dữ” của nhà văn Mạc Ngôn gọi bọn xâm lược Nhật Bản để gọi bọn xâm lược Trung Quốc…
Có một số người đọc Ma chiến hữu của ông, chỉ căn cứ vào một câu nói của một hồn ma khi biết Việt–Trung đã nối lại quan hệ hữu hảo: “Tôi càng nghĩ càng cảm thấy mình chết thật oan uổng!” để kết luận tác phẩm này của Mạc Ngôn là tác phẩm phản chiến. Không, ngay đó, một hồn ma cấp trên đã chỉnh lại lệch lạc của hồn ma cấp dưới bằng giọng điệu rất Trung Quốc như sau: “Trên thế giới này không hề có một tình bạn vĩnh viễn, cũng không hề có một kẻ thù vĩnh viễn. Quan hệ giữa con người là như vậy, quan hệ giữa nước này với nước khác cũng vậy. Mâu thuẫn tích luỹ đến một mức độ nào đó tất sẽ đánh nhau, đánh nhau thì tất có dừng. Không đánh nhau ắt không có ngày hòa bình hôm nay (trang 57).
Cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược và Việt Nam chống xâm lược rõ ràng như ban ngày lại được ông giải thích đơn giản là cuộc “đánh nhau” thôi ư?
Chúng tôi xin trích một ít đoạn ông Mạc Ngôn ca ngợi người lính anh hùng Trung Quốc đánh Việt Nam qua lời các hồn ma lính:
“ Chúc đồng chí lập nhiều công, giết nhiều địch để làm rạng danh quân đội anh hùng” ( tr. 17). “ Muốn giết được nhiều quân địch phải dựa vào sức lực và súng đạn tối tân” (tr.18). “Một tiểu đoàn của địch chiếm cứ cao điểm Không tên với những vũ khí là súng tiểu liên xung kích, trung liên và pháo cối. Tất cả súng đều là do Trung Quốc chế tạo. Vũ khí Trung Quốc đối đầu với vũ khí Trung Quốc, thắng hay bại là do con người quyết định” (tr.31). “Những đôi mắt lấp ló trong những động đá của kẻ địch dễ dàng nhìn thấy, lặng lẽ điều chỉnh nòng pháo cao xạ” (tr.33). “Năm ngoái có công văn của người sống ghi rằng, những đồng chí tham gia cuộc chiến vừa qua được thưởng huy chương chiến công hạng ba trở lên sẽ được nhà nước bố trí công tác thích đáng” (tr.93). “Tớ biết cậu là ma, là ma tớ cũng không sợ. Chúng ta có là ma thì cũng phải là ma anh hùng” (tr.152). “Nhắm thật chuẩn bắn cho thật trúng. Mỗi viên đạn tiêu diệt một quân thù” (tr.156). “Cái chết của thằng bạn chí cốt đã khiến tôi phẫn nộ, tôi căm thù cái kẻ đã bắn chết bạn tôi” (tr.157). “Chúng ta hi sinh là vinh quang, quá khứ chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vẫn cứ vinh quang. Bất kì một sự hoài nghi nào về sự vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kì nghiêm trọng” (tr.171). “Các đồng chí! từ những bó hoa tươi trước mộ, từ trong những tác phẩm văn học, từ những đôi mắt đắm đuối nhìn nhau của những người trai trẻ đang yêu, thậm chí từ trên đôi vành tai của những con trâu đang thong thả gặm cỏ một cách yên lành trên biên giới, có thể ngay cả những loài trái cây…, chúng ta đều cảm nhận được rằng, nhân dân không hề quên chúng ta. Chúng ta phải là những cây đinh đóng tại nơi này để báo đáp ân tình của nhân dân” (tr.172)”…

Chỉ bằng một số dẫn chứng trên đây, ông Mạc Ngôn đã khẳng định chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc tháng 2-1979 là chính nghĩa; các chiến hữu trùng phùng trong nghĩa trang là những anh hùng được nhân dân đời đời biết ơn!Thưa nhà văn Mạc Ngôn, giả sử có một nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản viết một cuốn truyện ca ngợi lính Nhật hoàng xâm lăng Trung Quốc 70 năm trước là những anh hùng, rằng việc Nhật đánh chiếm Trung Quốc là chính nghĩa như cuốn sách Ma chiến hữu này của ông nhằm ca ngợi quân xâm lược nước ông anh hùng khi đánh Việt Nam, thì phỏng ông và chính phủ của ông chắc sẽ nổi trận lôi đình mà lên án nhà văn Nhật này hết lời, rồi bắt chính phủ Nhật phải xin lỗi…Điều làm chúng tôi kinh ngạc là chính phủ Việt Nam trong dịp kỷ niệm 30 ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, giết hại hàng vạn dân lành, phá huỷ hàng chục thành phố thị trấn, đốt cháy hàng vạn ngôi nhà… đã cho phép nhà xuất bản Văn Học dịch và in cuốn Ma chiến hữu của ông ca ngợi lính Trung Quốc xâm lăng là những anh hùng. Trong khi đó chỉ vì một truyện ngắn của nhà văn Vũ Ngọc Tiến đề cập tới cuộc chiến Trung–Việt in trong cuốn truyện Rồng đá (Vũ Ngọc Tiến & Lê Mai) mà nhà xuất bản Đà Nẵng bị tạm đóng cửa, ban lãnh đạo nhà xuất bản này bị cách chức.Thưa ông Mạc Ngôn, là công dân của một đất nước bị Trung Quốc xâm lược năm 1979, gây vô vàn tội ác với đồng bào tôi mà tôi đã chứng kiến tận mắt; chúng tôi cực lực lên án cuốn sách Ma chiến hữu của ông và lên án những ai đã tiếp tay ông phổ biến cuốn sách này trên đất nước Việt Nam. Ông vốn là một nhà văn nước ngoài được tìm đọc nhiều ở nước chúng tôi. Nhưng bằng cuốn Ma chiến hữu dường như bút danh dễ mến Mạc Ngôn của ông đang biến thành Nhân Ngôn rồi đó, thưa ông...
Sài Gòn ngày 04/03/2009
Trần Mạnh Hảo

Thursday, March 5, 2009

20 Năm Nhìn Lại Biến Cố Tại Đông Âu: Những Diễn Biến Khởi Đầu Tại Ba Lan và Hung Gia Lợi
Lý Thái Hùng

Những Diễn Biến Khởi Đầu Tại Ba Lan và Hung Gia Lợi
Ngày mồng 6 tháng 2 năm 2009 vừa qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đề cập về Hội Nghị bàn tròn giữa đảng Công nhân thống nhất Ba Lan (đảng Cộng sản Ba Lan) với Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan như là khởi điểm đưa đến những diễn biến chính trị làm sụp đổ chế độ độc tài Cộng sản tại 8 quốc gia (Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Rumania, Bulgaria, Albania và Nam Tư) trong vùng Đông Âu vào năm 1989.

Thật ra, Hội nghị bàn tròn không phải là khởi điểm mà là điểm kết của bước lùi chiến thuật trong diễn trình đối phó của đảng Cộng sản Ba Lan trước sự lớn mạnh của Công Đoàn Đoàn Kết - ra đời vào tháng 8 năm 1980 tại thành phố Gdansk. Nói cách khác, Hội nghị bàn tròn là một chiêu bài “câu giờ” của đảng Cộng sản Ba Lan nhằm giải tỏa sức ép của các cuộc đình công quy mô của Công Đoàn Đoàn Kết do ông Lech Walesa lãnh đạo kéo dài liên tục từ tháng 5 năm 1987 đến tháng 8 năm 1988, làm tê liệt toàn bộ mọi sinh hoạt xã hội vào lúc đó. Mục tiêu của đảng Cộng sản Ba Lan vào lúc đó là dùng Hội nghị bàn tròn để buộc Công Đoàn Đoàn Kết liên đới chịu trách nhiệm về các khủng hoảng xã hội và kiềm chế các hoạt động của Công Đoàn trong khuôn khổ luật pháp và hiến pháp của đảng Cộng sản.
Lúc đó, ban tham mưu của Công Đoàn Đoàn Kết tuy thấy rõ âm mưu “câu giờ” nhằm tìm kiếm những giải pháp thoát hiểm và nhìn thấy rõ đòn hiểm độc trong việc gây phân hóa hàng ngũ Công Đoàn của đảng Cộng sản Ba Lan; nhưng ông Lech Walesa vẫn tuyên bố sẵn sàng tham gia. Đã có lúc nội bộ Công Đoàn Đoàn Kết phân hóa với hai ý kiến trái ngược. Một bên thì cho là nên tham gia Hội nghị để dùng đối thoại lôi kéo thành phần cán bộ có khuynh hướng cải cách trong đảng Cộng sản Ba Lan tiến tới những cải tổ hợp lý trước các yêu sách của Công đoàn. Một bên thì cho là không nên tham gia vì chỉ giúp cho đảng Cộng sản mua thời gian đối phó đồng thời làm mất đi động lượng của các cuộc đình công đang làm cho đảng Cộng sản Ba Lan điên đầu đối phó. Thậm chí phía phản đối tham gia Hội nghị còn cho rằng nếu ngồi vào bàn Hội nghị với đảng Cộng sản Ba Lan là đồng lõa với chế độ độc tài, phản bội lại tập thể công nhân.

Lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết Lech Walesa
Trong lúc Công Đoàn Đoàn Kết tranh cãi về việc nên hay không nên tham gia Hội nghị bàn tròn thì đảng Cộng sản Ba Lan ra chỉ thị giải tán những xí nghiệp mà Công Đoàn Đoàn Kết có tổ chức hoặc có ảnh hưởng, thường dùng làm cứ điểm tung ra những cuộc đình công tạo sức ép chính trị. Sự kiện này đã giúp cho phe chủ trương không tham gia Hội nghị có lý cớ cổ võ cho việc gia tăng các cuộc đình công và không ngồi vào bàn hội nghị với đảng Cộng sản. Tháng 11 năm 1988, đảng Cộng sản Ba Lan phải ngưng chỉ thị giải tán các xí nghiệp mà Công Đoàn Đoàn Kết có ảnh hưởng và cử Bộ trưởng nội vụ Kiszczak gặp ban tham mưu Công Đoàn để thảo luận về mô thức Hội nghị. Phía Công Đoàn đã đưa ra một số điều kiện tiên quyết để tham gia Hội nghị như: 1/ Đảng Cộng sản phải thừa nhận sự hợp pháp của Công Đoàn; 2/ Phục hồi chức vụ và công việc của những người đã từng tham gia các cuộc đình công; 3/ Cho những người từng tham gia và lãnh đạo hai cuộc đấu tranh năm 1968 và 1970 tham gia Hội nghị; 4/ Thu hồi lệnh giải tán xưởng đóng tàu Lenin tại thành phố Gdansk (cứ điểm quan trọng của bộ chỉ huy Công Đoàn Đoàn Kết).
Những đòi hỏi của Công Đoàn Đoàn Kết đã làm cho đảng Cộng sản Ba Lan lúng túng. Lúng túng quan trọng nhất là công nhận sự hợp pháp của Công Đoàn vì sẽ dẫn đến sự công nhận bối cảnh sinh hoạt chính trị đa nguyên mà đảng Cộng sản Ba Lan không muốn. Từ sau cuộc gặp gỡ tháng 11, Bộ trưởng nội vụ Kiszczak im lặng không tiếp xúc trở lại với Công Đoàn và không đá động gì đến vấn đề Hội nghị nữa. Biết rõ yếu điểm của đảng Cộng sản Ba Lan, ban tham mưu Công Đoàn Đoàn Kết đã huy động công nhân trên toàn quốc thay phiên nhau tập trung tổ chức hàng loạt các cuộc đình công quy mô ngay tại thủ đô Warsaw vào đầu năm 1989. Những cuộc đình công này đã làm cho ban lãnh đạo đảng Cộng sản Ba Lan phải nhượng bộ đồng ý bốn yêu sách nói trên của Công Đoàn và nhất là đưa ra hai quyết định quan trọng vào ngày 18 tháng 1 năm 1989 là: 1/ Chấp nhận sinh hoạt chính trị đa thành phần (chưa công nhận đa đảng); 2/ Chấp nhận những nghiệp đoàn độc lập ngoài khuôn khổ nghiệp đoàn của nhà nước Cộng sản.

Hội Nghị bàn tròn giữa đảng Cộng sản Ba Lan với Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan
Ngày 22 tháng 1 năm 1989, Công Đoàn Đoàn Kết ra tuyên bố bày tỏ sự quan tâm về quyết định nói trên của đảng Cộng sản Ba Lan và chấp nhận tham gia vào bàn Hội nghị bàn tròn. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6 tháng 2 kéo dài đến ngày 5 tháng 4 năm 1989 với nhiều quyết định quan trọng; trong đó, đảng Cộng sản Ba Lan phải chấp nhận tổ chức cuộc Tổng tuyển cử tự do vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Cuộc tổng tuyển cử tự do ngày 4 tháng 6 năm 1989 có thể coi như là một phán quyết lịch sử của người dân Ba Lan khi đa số dồn phiếu cho Công Đoàn Đoàn Kết thắng lớn tại quốc hội để hai tháng sau đó, nội các của Công Đoàn Đoàn Kết được thành lập dưới sự lãnh đạo của Luật sư Tadeusz Mazowieckj, chấm dứt 45 năm độc chiếm quyền lực của đảng Cộng sản Ba Lan.

Cuối năm 1956 người dân Hungary nổi dậy chống lại Liên Xô.
Những diễn biến chính trị xảy ra tại Ba Lan từ tháng 8 năm 1988 nói trên đã tác động mạnh mẽ lên nội tình của các đảng Cộng sản Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, nhất là đối với các lực lượng dân chủ tại đây. Điều mà các lực lượng dân chủ tại Đông Âu và cả thế giới tự do chú ý vào lúc đó là thái độ của Liên Xô có đem quân can thiệp nội tình Ba Lan khi mà Công Đoàn Đoàn Kết đang dồn đảng Cộng sản Ba Lan vào đường cùng bởi các cuộc đình công quy mô trên toàn quốc và nhất là làm tê liệt sinh hoạt tại thủ đô Warsaw. Khi ông Gorbachev tuyên bố: "Vấn đế chính trị của Ba Lan phải do người Ba Lan quyết định" trong một cuộc trả lời báo chí tại Mạc Tư Khoa vào tháng 11 năm 1988, đã như một tín hiệu cho thấy Liên Xô sẽ không can thiệp vào nội bộ các nước chư hầu như năm 1956 tại Ba Lan hay 1968 tại Tiệp Khắc. Sự kiện này đã không chỉ kích thích thêm làn sóng chống đối của lực lượng dân chủ tại Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức mà quan trọng hơn nữa là khuyến khích thành phần cán bộ muốn ly khai khỏi sự kiềm chế của Liên Xô, tạo thành một khuynh hướng chống lại quyền lực phe thân Liên Xô.

Cựu Thủ tướng Hungary Imre Nagy, người đã nổi lên chống lại Liên Xô. Hình chụp phiên tòa xử kín ông vào ngày 15/06/1958. Ông bị kết án tử hình và bị xử tử ngay ngày hôm sau. Thân xác bị chôn vùi ngay trong sân tù.
Tại Hung Gia Lợi, vào tháng 1 năm 1989, phe muốn ly khai khỏi Liên Xô và có khuynh hướng cải cách theo kinh tế thị trường, đứng đầu bởi ủy viên bộ chính trị Imre Poszgay đã yêu cầu đảng Cộng sản Hung phải duyệt xét lại công trạng của cựu Thủ tướng Imre Nagy, người đã nổi lên chống lại Liên Xô và bị Hồng Quân Liên Xô giết chết vào năm 1956. Trong lúc phe ly khai Liên Xô vận động đảng xét lại cuộc chính biến năm 1959, đã vận động những cán bộ có khuynh hướng cải cách cố xuý những cuộc đối thoại với những lực lượng dân chủ như Hội nghị bàn tròn đang diễn ra tại Ba Lan. Ngày 7 tháng 6 năm 1989, Tối cao pháp viện Hung Gia Lợi ra phán quyết phục hồi danh dự của cựu Thủ tướng Imre Nagy và những người liên hệ đến cuộc chính biến vào năm 1956. Sau khi nghe phán quyết này, cựu Tổng bí thư Janos Kzadar (người đã theo Liên Xô và ra lệnh treo cổ cựu Thủ tướng Imre Nagy) đã tự sát. Sự kiện này gây một chấn động trong nội bộ phe giáo điều. Nhân phán quyết của Tối cao pháp viện về biến cố năm 1956, các đảng viên muốn ly khai Liên Xô, các đảng viên cải cách kêu gọi những lực lượng dân chủ cùng biến ngày lễ cải táng hài cốt cựu thủ tướng Imre Nagy - ngày 16 tháng 6 năm 1989 - làm ngày "Hòa Giải Dân Tộc" để tiến đến một loại Hội nghị bàn tròn.
Hội nghị bàn tròn giữa các lực lượng chính trị tại Hung Gia Lợi diễn ra từ ngày 13 tháng 6 kéo dài đến ngày 21 tháng 6 năm 1989, tập trung thảo luận về cuộc Tổng tuyển cử tự do, tu sửa hiến pháp và thiết lập chế độ đa đảng. Trong lúc Hội nghị bàn tròn đang tiến hành, các lực lượng dân chủ đã gia tăng những áp lực chính trị bằng cách tổ chức những cuộc đình công của công nhân nhằm chống lại việc đóng cửa một số công trường, đòi tăng lương; vận động nông dân biểu tình đòi lại ruộng đất bị cướp đoạt, đòi tăng giá hàng cho những người sản xuất và nhất là đẩy mạnh phong trào chống ô nhiễm môi sinh để đẩy đảng Cộng sản Hung rơi vào thế lúng túng đối phó. Đặc biệt những người kinh doanh cá thể cũng bắt đầu tổ chức biểu tình đòi nhà nước thay đổi chế độ thuế khóa, bãi bỏ tình trạng độc quyền sản xuất của các xí nghiệp quốc doanh và tự động lập ra Nghiệp đoàn doanh nhân cá thể.

Dân chúng tụ tập ở công trường Anh Hùng ngày 16/06/1989 biểu tình tưởng niệm ông Imre Nagy.
Trong khi đó, nội bộ đảng Cộng sản Hung phân hóa trầm trọng vì những ý kiến đối chọi về việc tu sửa hiến pháp, về vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng và những chính sách giải quyết các đòi hỏi của công nhân và nông dân. Do sức ép của phe cải cách, phe muốn ly khai Liên Xô và nhất là do kết quả của cuộc tổng tuyển cử tự do tại Ba Lan, cuối cùng, đảng Cộng sản Hung họp khẩn cấp vào ngày 23 tháng 6, chính thức từ bỏ con đường chuyên chính vô sản, bãi bỏ hệ thống tổ chức đảng theo hình thức của Liên Xô và chỉ thành lập ban đại diện đảng với chủ tịch đảng và 7 ủy viên ban chấp hành. Mặc dù Hội nghị bàn tròn tại Hung Gia Lợi không mang lại kết quả thống nhất ý kiến về việc tổ chức Tổng tuyển cử như Hội nghị bàn tròn tại Ba Lan; nhưng do sự tuyên bố từ bỏ con đường chuyên chính vô sản của đảng Cộng sản, phe cải cách và phe muốn ly khai Liên Xô đã vận động quốc hội Hung biểu quyết tu chính hiến pháp chính thức bãi bỏ chế độ cai trị độc đảng, bỏ tên nước Cộng hòa nhân dân và thay bằng Cộng hòa Hung Gia Lợi. Đồng thời hiến pháp tu chính quốc hội có một viện, nhiệm kỳ 4 năm và sẽ tổ chức cuộc Tổng tuyển cử tự do vào ngày 26 tháng 3 năm 1990.
Khác với cuộc Tổng tuyển cử tự do ở Ba Lan chỉ có đảng Cộng sản Ba Lan đối đầu với Công Đoàn Đoàn Kết, trong khi đó tại Hung Gia Lợi, cuộc Tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 1990, có gần 20 đảng phái và lực lượng chính trị tham gia bầu cử; do đó mà không có lực lượng nào chiếm đa số phiếu. Tuy nhiên, đa số các đảng phái dân chủ cùng đưa ra bốn chủ trương để vận động bầu cử: 1/ Dân chủ đa đảng; 2/ Kinh tế thị trường; 3/ Chấm dứt sự lệ thuộc khuôn mẫu Liên Xô; 4/ Triệt thoái Hồng quân Liên Xô ra khỏi lãnh thổ đã thu hút sự ủng hộ của đa số cử tri. Kết quả là ba lực lượng chính trị dân chủ gồm Diễn Đàn Dân Chủ, Liên Minh Tự Do Dân Chủ, Đảng Những Người Tiểu Nông Độc Lập chiếm số phiếu và số ghế trong quốc hội nhiều nhất. Diễn Đàn Dân Chủ đã hợp tác với Đảng Những Người Tiểu Nông Độc Lập thành lập nội các vào tháng 5 năm 1990, chấm dứt 45 năm khống chế quyền lực của đảng Cộng sản Hung và những thế lực thân Liên Xô tại nước này.
Tóm lại, diễn tiến khởi đầu những cuộc chính biến đưa đến sự tan rã chế độ Cộng sản tại Ba Lan và Hung Gia Lợi vào năm 1989 cho chúng ta hai nhận xét:
Thứ nhất, Hội nghị bàn tròn lúc đầu chỉ là thủ thuật câu giờ của đảng Cộng sản Ba Lan hay Hung Gia Lợi; nhưng phía lực lượng dân chủ đã biết khai thác để gây phân hóa chính trong nội bộ của đảng Cộng sản qua những ý kiến hay quan điểm về các vấn đề thảo luận, nhất là về vấn đề Tổng tuyển cử tự do.
Thứ hai, chỉ ngồi vào bàn Hội nghị khi nắm được và tổ chức được các thành phần quần chúng để biến thành những phong trào đấu tranh tạo các áp lực chính trị lên chế độ Cộng sản. Những áp lực đấu tranh quần chúng này, không nhằm buộc đảng Cộng sản phải nghiêm chỉnh thảo luận trên bàn Hội nghị mà là để tấn công làm cho thành phần lãnh đạo Cộng sản thấy rằng họ muốn tồn tại phải chấp nhận đi theo nguyện vọng của quần chúng.
Mỗi quốc gia có những hoàn cảnh khác nhau nên các diễn biến chính trị có thể sẽ rất khác nhau như trường hợp ở Ba Lan và Hung Gia Lợi mà chúng ta thấy; nhưng những diễn biến này cần được những người Việt Nam đang đấu tranh cho tự do dân chủ rút tỉa để giúp chúng ta lượng duyệt xem vì sao Đông Âu chưa xảy ra ở Việt Nam và nếu muốn xảy ra thì đâu là những nỗ lực cần phải tích cực đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Lý Thái HùngFeb 17 2009

Thursday, February 26, 2009

Đời Đời Nhớ Ơn quân cướp nước?
(Ngô Nhân Dụng)

Tôi đi thăm La Phù Sơn ở tỉnh Quảng Ðông vào đầu Tháng Hai 2009. Trong sân trước Xung Hư Cổ Quán, một ngôi đền theo Ðạo giáo rất đông đảo khách thập phương, với những lư thắp nhang khổng lồ nghi ngút khói, một người Trung Hoa tò mò hỏi chúng tôi người nước nào. Khi biết chúng tôi là người Việt Nam, anh ta đã lớn tiếng nói, như giải thích cho những người Trung Hoa đứng chung quanh cùng nghe. Tôi nghe lỏm bõm, nhưng biết anh muốn nói rằng họ nên “hữu hảo” với ông già người Việt này. Vì các nước Miến Ðiện, Cao Ly, và Việt Nam cùng với Trung Quốc, bốn nước thực ra chỉ là một nước mà thôi, tất cả cũng như là đồng bào! Anh có dáng điệu mạnh bạo, quả quyết khi đưa tay giảng cho những người đang xúm lại lắng nghe. Nhưng khi nhìn tôi anh có đôi mắt sắc khiến tôi cảm thấy rờn rợn.

Ðúng là vào đời Ðường thì nước ta, Hàn Quốc, Tây Tạng, có lúc đã được nhập vào nước Trung Hoa hàng mấy thế kỷ. Nếu không có Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền, nếu không có Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, thì có thể biên giới Trung Quốc bây giờ lan tới tận Pleiku và Hà Tiên hoặc Xiêm Rệp! Người Quảng Ðông đã từng lập vương quốc Nam Việt khi văn hóa của họ còn khác hẳn người Hán, nhưng bây giờ họ hãnh diện là con dân của Trung Quốc. Nước Ðại Lý cũng là một quốc gia hùng cường, độc lập, cho tới thế kỷ 12 bị quân Mông Cổ xâm chiếm, từ đó người Bạch trở thành người Tầu. Nhưng rất khó giải thích cho người Trung Hoa hiểu rằng dân Việt Nam đã độc lập từ thế kỷ thứ 10, và nhóm người Việt này không bao giờ muốn được hơn một tỷ người Trung Quốc coi là đồng bào cả.

Mười năm trước, tôi đã có lúc thấy cảm giác rợn người giống như vậy, trong một chuyến đi thăm Quế Lâm. Một cô hướng dẫn địa phương đón chào nhóm du khách chúng tôi cũng hỏi thăm mọi người từ nước nào tới. Sau khi cho biết cả đoàn gốc đều là người Việt Nam, mắt cô sáng lên. “Việt Nam?” Cô hỏi, phát âm theo tiếng Việt chứ không gọi là “Duế Nàn” theo tiếng Tầu. Xác nhận rồi, cô bèn nhoẻn miệng cười rất tươi và cất tiếng hát, bằng tiếng Việt: “Việt Nam, Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông!” Giọng ca cô rất tốt và hát đúng giai điệu, phát âm tiếng Việt rõ từng chữ!

Nghe câu hát đầy thiện cảm của cô gái xinh đẹp và lịch duyệt đó, tôi cảm thấy ớn lạnh dọc đường xương sống. Nghe hãi thật. Núi liền núi, sông liền sông, đi mấy bước là tới! Có lẽ tôi thuộc loại người dễ xúc động quá nên mới có phản ứng như vậy. Nhưng có lẽ nhiều người Việt cũng sẽ cảm thấy thế sau mấy ngày đi qua các thành phố ở nước Trung Hoa thấy họ đầy những người là người, người đi nờm nợp, người bước ào ào, chen chân nhau trên lề đường, lách tránh nhau trên xa lộ, đông người quá. Và sau khi đã chứng kiến cảnh muôn ngàn người Trung Hoa làm việc, buôn bán, rán dầu cháo quẩy, đẩy xe, rao hàng, mặc cả, tiêu thụ, ăn uống trong nhà hàng, cười nói oang oang, ca hát, nhẩy múa, tập Thái Cực quyền khắp các chỗ đất trống ngoài công viên, bên bờ hồ, ngay ngã tư đường, khắp nơi. Ai cũng phải cảm thấy nước họ lớn quá, dân họ mạnh quá, và đông người quá, cảm thấy điều đó ngay trong da trong thịt muốn tức thở của mình! Nghĩ đến nước Việt Nam mình thì thấy người mình ít, dân lại nghèo, kinh tế cònchậm tiến hơn họ rất nhiều. Khi tai nghe một người Trung Quốc hát câu “núi liền núi, sông liền sông” đúng giọng y như người Việt, thấy hãi quá! Giá như có thêm núi, thêm sông ngăn cách xa hơn một chút, thì chắc yên tâm hơn!

Tôi đoán nếu có người Việt Nam nào sang Campuchia mà hát một bài đại ý, “Việt Nam, Cam Bốt, núi liền núi, sông liền sông” thì nhiều người Campuchia nghe cũng sẽ cảm thấy lạnh gáy, tự hỏi những người Việt này có “ý đồ” gì!

Khi Hồ Chí Minh còn sống, đảng Cộng Sản Việt Nam thân thiện với Cộng Sản Trung Hoa cho nên đã có những bài hát ca ngợi mối tình “trước là đồng chí, sau là anh em” giữa hai đảng, rồi kéo cả nước Việt Nam vào làm anh em hữu hảo với Trung Quốc luôn, di hưởng đến bay giờ.

Trong bài hát của Ðỗ Nhuận có những câu thân thiện, nghe còn rợn người hơn nữa: Bên sông tắm cùng một dòng - Tôi nhìn sang đấy, anh nhìn sang đây - Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng. Á a! Chung một ý, chung một lòng - Ðường ta đi rực mầu cờ cách mạng. Á a, nhân dân ta ca muôn năm: Hồ Chí Minh, Mao Trạch Ðông!”

Thử tưởng tượng người dân Việt ở Thanh Hóa hay Pleiku mà hát Á a như điệu Hồ Quảng, rồi nghĩ mình có ngày “tắm cùng một dòng sông” và “sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy” cùng với các đồng chí Trung Quốc ở Quảng Ðông, thì cũng hãi thật! Nếu tránh được thì ai cũng cố tránh! Bây giờ đảng Cộng Sản Trung Quốc dù không theo chủ nghĩa nào thì chắc họ cũng không bỏ ý muốn “núi liền núi, sông liền sông!”

Tôi xin xác nhận trong lòng không nuôi mối thù oán nào đối với người Trung Hoa. Trái lại, đi thăm đất nước họ nhiều lần, chỉ vì tôi rất yêu văn hóa Trung Hoa, từ ông Khổng Tử đến các ông Ðỗ Phủ, Lý Bạch, Tô Ðông Pha, cũng như Chiêu Quân, Thúy Kiều. Trong chuyến đi vừa rồi tôi đã “gặp lại” Tô Ðông Pha ở Tây Hồ thành phố Huệ Châu, ở cây cầu Hội Tiên Kiều bên cạnh hồ Bạch Liên ở La Phù Sơn. Cả trong đường hầm với những hang động đào xuyên ngọn núi này, nơi các sư tổ đời xưa luyện công phu và thiền quán, cũng có tượng Tô Ðông Pha nữa! Mỗi lần, lại thấy như gặp cố nhân từ nhiều kiếp trước!

Nhưng người Việt Nam quý mến văn hóa Trung Hoa đến đâu cũng không quên được là phải giữ mình, không nên bất cẩn, nếu không dân mình sẽ thành dân Trung Quốc hết. Và khi chìm trong cái nước vĩ đại đó, cả dân tộc mình sẽ thành một nhóm thiểu số, một nhóm rất nhỏ, giống như người Hồi, người Bạch, người Choang, người Tây Tạng vậy.

Nhiều người Việt Nam thán phục nền văn minh Trung Hoa, chúng ta đã học hỏi được rất nhiều và sẽ còn học thêm nhiều nữa. Nhưng trên mặt chính trị, ngoại giao, thì không người Việt Nam nào không dè dặt, lo ngại khi nghĩ đến chuyện phải đối đầu với quốc gia vĩ đại này.

Một điều nguy hiểm là chính quyền nước đó hiện giờ là một nhà nước độc tài, họ không chịu trách nhiệm với dân chúng. Họ có thể hy sinh dân họ, vì những lý do không ý nghĩa, không bổ ích, mà không lo sẽ bị dân bỏ phiếu bất tín nhiệm. Thí dụ như cuộc chiến tranh Trung Việt năm 1979. Ðặng Tiểu Bình xua quân sang đánh Việt Nam, san thành bình địa những thành thị, những xóm làng, nhiều lần giết tập thể hàng trăm thường dân, chỉ vì muốn dậy cho đảng Cộng Sản Việt Nam một bài học về tội vong ân. Cuộc chiến kéo dài hai, ba tuần làm chết hàng chục ngàn người mỗi bên, cuốicùng không ích lợi gì cho nước Trung Hoa cả. Nhưng không một người Trung Hoa nào dám tỏ ra bất đồng ý kiến với nhà lãnh tụ cộng sản.

Ðứng ở địa vị người dân Trung Hoa thì nếu nước họ không do một đảng độc tài cai trị, nếu họ có quốc hội độc lập để kiểm soát Hành pháp, nếu có báo chí tự do phê phán nhà nước, thì chắc bao nhiêu binh lính của họ không phải bỏ mạng ở Việt Nam vào năm 1979, những cai chết vô ích. Cái hại của những chế độ độc tài là như thế. Cho nên trong lịch sử không thấy những nước theo chế độ dân chủ tự do lại gây chiến với nhau. Khi người dân được quyền phán xét và quyết định thì bao giờ dân cũng tìm cách tránh chiến tranh.

Cái hại của chế độ độc tài ở Việt Nam cũng giống hệt như ở Trung Quốc. Tại sao Ðặng Tiểu Bình muốn dậy Cộng Sản Việt Nam một bài học? Vì Lê Duẩn đã vong ân đối với Cộng Sản Trung Quốc thật. Sau bao nhiêu năm được Bắc Kinh viện trợ từ cây đinh, từ sợi chỉ đến nắm cơm sấy nuôi quân để xâm chiếm miền Nam Việt Nam, Lê Duẩn đã quay ngược lại, suy tôn Liên Xô là tổ quốc thứ hai, đoạn giao đến mức ghi vào hiến pháp gọi Trung Quốc là một kẻ thù truyền kiếp! Ðó là nguyên nhân chính gây ra tất cả những xung đột giữa hai nước sau đó, kể cả cuộc xâm lăng năm 1979. Nếu Việt Nam được sống trong một chế độ tự do dân chủ thì người dân không bao giờ cho phép chính quyền có những chính sách ngoại giao dại dột như vậy. Gây thù hận và làm mất thể diện một quốc gia lớn láng giềng là điều không thể tưởng tượng nổi. Một chính quyền độc tài đảng trị, khi họ chỉ cần theo ý đảng không cần hỏi đến ý dân, mới có những quyết định điên rồ, để đưa tới một cuộc chiến tranh tàn hại như cuộc chiến Việt Hoa vào Tháng Hai năm 1979.

Một điều đáng kinh ngạc là cũng chính đảng Cộng Sản Việt Nam đó, bây giờ lại đổi thái độ quay ngược chiều, không những kết thân với Trung Quốc mà còn hoàn toàn thần phục, quỵ lụy đến mức lố bịch đối với nước đàn anh cộng sản. Có chứng cớ hiển nhiên.

Ngày hôm qua trên Nhật Báo Người Việt đã đăng tin về cảnh những người Việt được dẫn đi thăm nghĩa trang “Long Châu, Thủy Khẩu Trung-Việt Liệt Sĩ Mộ Viên,” nơi chôn những người lính Trung Quốc chết khi sang đánh Việt Nam, và những người lính Việt Nam bị thương và bị bắt mang về Trung Quốc rồi chết ở đó nhưng không được trả xác về quê hương mình.

Chúng ta kính trọng những tử sĩ hy sinh vì quốc gia của họ, người Việt hay người Trung Quốc cũng thế. Dù họ làm theo lệnh chế độ nào chỉ huy, họ đều xứng đáng được tưởng niệm và ai điếu. Những ai đến biên thùy Pháp Ðức, đi thăm nghĩa trang chôn tử sĩ của hai đạo quân thù nghịch qua bao trận chiến tranh, đều có thể đến nghiêng mình trước những người lính đã hy sinh cho tổ quốc của họ.

Nhưng người Việt Nam khi đến thắp hương trên mộ những tử sĩ của quân đội Trung Quốc có thấy mình phải tỏ lòng “biết ơn” các chiến sĩ Hồng quân Trung Hoa đã sang đánh nước mình hay không? Chắc chắn là không.

Nhất là những người dân xã Ðề Thám, thuộc thị xã Cao Bằng. Hai thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn đã bị quân đội Trung Quốc “làm cỏ” trong hai tuần lễ xâm lăng. Ðài phát thanh BBC mới kể chuyện bà Hoàng Thị Lịch, năm nay 72 tuổi, đã chạy trốn khỏi nhà ở huyện Hòa An, Cao Bằng khi quân Trung Quốc đánh, trước đây 30 năm. Bà cho biết, 18 ngày sau khi quân Trung Quốc phải rút về, họ đi qua vùng bà ở, và họ đã bắt 43 thường dân, gồm những đàn bà, trẻ con, người già không chạy được, đem chém giết hết. Ngày hôm qua Nhật Báo Người Việt đã in bức hình tấm bảng ghi lại cuộc thảm sát này, chôn dưới chân một bụi tre ở xã Hưng Ðạo, huyện Hòa An. Trong tấm bảng ghi nguyên văn là “Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi, đập chết 43 phụ nữ và trẻ em, quăng xuống giếng nước.” Cảnh tàn sát thường dân không phải chỉ xẩy ra ở xã Hưng Ðạo, huyện Hòa An. Nơi nào quân Trung Quốc đi qua trong cuộc xâm lăng năm 1979 đều có thể diễn ra những cảnh như vậy. Bên cạnh hình ảnh tấm bảng đó, hôm qua báo Người Việt in hình ảnh một vòng hoa ở nghĩa Trang Long Môn, với hàng chữ viết: “Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Xã Ðề Thám - Ðời Ðời Nhớ Ơn Các Liệt Sĩ Trung Quốc.”

Không tưởng tượng nổi! Nếu vì phép lịch sự khi viếng mộ, người ta có thể viết hai chữ “Kính Viếng” hoặc “Thương Xót” những người đã chết, dù họ từng là kẻ thù của dân tộc mình. Nhưng tại sao phải nói “Ðời Ðời Nhớ Ơn?” Ơn gì? Ơn cướp nước, ơn đốt nhà, phá cầu, phá đường, ơn tàn sát những thường dân vô tội hay sao?

Chúng ta biết rằng chính quyền một xã như xã Ðề Thám không bao giờ dám quyết định viết “Ðời Ðời Nhớ Ơn” những người lính Trung Hoa đã sang giết dân mình. Họ phải được lệnh của cấp trên. Hoặc ít nhất họ đã hỏi ý cấp trên trước khi đặt vòng hoa, và được khuyến khích viết những hàng chữ “Nhớ Ơn” như thế. Cấp trên nào? Cấp huyện? Cấp tỉnh? Không chắc những người ở những cấp này dám quyết định bắt dân chúng Việt Nam “Ðời Ðời Nhớ Ơn” những người lính đã đánh nước mình. Chỉ có những người chỉ huy trên cao nhất, là Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam mới có quyền quyết định những điều quan trọng như vậy. Họ quyết định như vậy để làm gì? Có phải cũng vì những lý do giống như khi họ cho các công ty Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Việt Nam, mặc dù các chuyên gia người Việt đã yêu cầu ngưng để nghiên cứu lại ảnh hưởng trên môi trường, hay không?

Nhưng khi bán tài nguyên quốc gia cho nước ngoài một cách mù quáng thì cũng chỉ làm thiệt hại của cải vật chất mà thôi. Còn khi bắt người dân Việt Nam phải “Ðời Ðời Nhớ Ơn” những người lính Trung Quốc đã sang nước mình tàn sát người mình, thì đó là một hành đồng làm nhục cả một dân tộc, một mối nhục ngàn đời khó rửa sạch.

Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc có muốn người Việt mình phải cúi đầu chịu một mối nhục tập thể hay sao? Nếu là những người có học, chắc họ không làm việc đó. Hay là chính những người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam tự nguyện làm công việc nhục nhã này? Chỉ những người vô học mới có những hành động quỵ lụy ngu dốt như vậy.

Khi các ông Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng đi Trung Quốc, không biết các ông ấy đã được giới lãnh đạo Bắc Kinh hứa hẹn những gì mà họ nhẫn tâm bắt dân Việt Nam phải “Ðời Ðời Nhớ Ơn” đám quân xâm lược giết thường dân vô tội đó? Họ có được tặng những biệt thự ở gần Trung Nam Hải để về nghỉ hưu (khi cần sống lưu vong) hay không? Bắc Kinh có yêu cầu Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam lập đền thờ để ghi công ơn của Toa Ðô, Liễu Thăng, nữa hay không? Những ông đó cũng là những “liệt sĩ Trung Quốc” vào thế kỷ 13 và 15, họ cũng bị tử vong trong các hoàn cảnh giống như những “liệt sĩ Trung Quốc” đánh nước ta năm 1979 vậy!

Một chính quyền do dân bầu cử tự do không bao giờ dám làm những việc nhẫn tâm làm nhục dân nước mình đến mức bắt dân phải Ðời Ðời Nhớ Ơn quân xâm lược. Chính quyền nào làm như vậy sẽ bị dân bỏ phiếu đuổi đi ngay. Vì không một dân tộc nào lại chấp nhận sống nhục nhã.